Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 14:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ việc chăn thả gia súc trong bãi rác

Thứ tư, 17/04/2024 19:04

TMO - Bãi rác thung Quèn Khó (xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) là nơi chứa rác thải lớn nhất của tỉnh Ninh Bình. Mỗi ngày, nơi đây không chỉ tiếp nhận hàng trăm tấn rác mà còn trở thành địa điểm cho việc chăn thả gia súc.

Trung bình mỗi ngày bãi rác thung Quèn Khó tiếp nhận từ 400-500 tấn rác thải. Bãi rác này cũng là một trong những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để theo Quyết định số 1788/QĐ – TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ thời hạn xử lý từ năm 2013-2016, nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để. Mặc dù đây là khu tiếp nhận và xử lý số lượng lớn các loại rác thải của tỉnh, tuy nhiên thời gian qua tại khu vực này, nhiều hộ chăn nuôi gia súc đang tận dụng dùng để làm nơi chăn thả bò.

Bãi rác thung Quèn Khó thành nơi chăn thả của những đàn bò. 

Theo những người chăn thả bò tại bãi rác này chia sẻ thì việc chăn thả tại đây vừa không tốn nhiều công sức cũng như tốn chi phí chăm sóc vì rác thải ở đây được chất như núi đủ các loại từ rau, củ, quả, thịt,.. nên bò rất thích ăn. Từ sáng sớm người dân chỉ cần lùa bò đến bãi rác rồi đến cuối giờ chiều khi đàn bò đã no bụng thì lùa về nhà. Việc chăn thả này khiến bò lớn và tăng cân nhanh.

Những con bò đang lục lọi tìm kiếm thức ăn. 

Theo ghi nhận của PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tại khu vực bãi rác thung Quèn Khó, hàng chục con bò đang thản nhiên ăn các loại rác thải đang bốc mùi, ruồi nhặng bay xung quanh. Mỗi khi có xe chở rác tới là chúng chạy lại rồi lục lọi vào những đống rác vừa được chở đến để tìm kiếm thức ăn còn sót lại trong các túi nilon.

Trên thực tế, việc chăn thả gia súc tại bãi rác tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các dịch bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, sán,..bởi trong rác thải chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Ngoài ra, nhiều người cũng đặt câu hỏi, liệu những con bò được nuôi bằng hình thức ăn rác thải thì sản phẩm thịt của chúng có đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng hay không?

Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý tránh để người dân chăn thả gia súc tại bãi rác. 

 

 

Minh Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline