Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Thúc đẩy triển khai nhiều dự án thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ ba, 07/06/2022 16:06

TMO - Trước tác động của biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, kế hoạch nhằm nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dễ bị tổn thương do tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. Nhiệt độ trung bình của địa phương này tăng 0,7 độ C trong thời gian từ 1978 - 2011. Hiện tượng mưa cực đoan ngày càng xảy ra với tần suất nhiều hơn. Đồng thời, tình trạng ngập lụt do triều cường đang là nghiêm trọng, gây nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông đô thị, sinh hoạt của người dân. 

Theo thống kê của Sở Xây dựng thành phố qua theo dõi tình hình mưa, ngập nước năm 2021, trong năm 2022 có thể xảy ra ngập ở 15 điểm. Bên cạnh đó, điểm ngập tức thời trong mưa (nước rút < 30 phút) có 24 điểm là các tuyến đường Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích, Phạm Văn Đồng, Lê Thị Hoa, tỉnh lộ 43, Tô Ngọc Vân, Đỗ Xuân Hợp…

Tình trạng ngập lụt do mưa lớn kết hợp với triều cường dâng ngày càng gia tăng tại TP HCM. Ảnh: Đình Văn 

Ngoài ra, nếu đỉnh triều đạt +1,71 m sẽ có chín điểm ngập gồm các tuyến đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Quang Nghị, Nguyễn Thị Thập, Tôn Thất Thuyết.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ TN&MT công bố năm 2016: với kịch bản BĐKH trung bình, nhiệt độ của TP.HCM sẽ tăng 1,9 độ C vào năm 2100; theo kịch bản BĐKH cao, nhiệt độ của TP.HCM sẽ tăng 3,5 độ C.

Về nước biển dâng, đến năm 2100, mực nước biển dâng trung bình là 54cm. Theo kịch bản ngập lụt TP.HCM thì nếu nước biển dâng 100cm thì 17% diện tích TP.HCM có nguy cơ bị ngập, trong đó quận Bình Thạnh bị ngập khoảng 80,78%, huyện Bình Chánh ngập khoảng 35,43%...

Trước những dự báo về tình hình biến đổi khí hậu, UBND TP HCM đã ban hành cũng như thực hiện nhiều quyết định, kế hoạch liên quan đến ứng phó với BĐKH. Trong kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris, giai đoạn 2020-2030 TP.HCM đề xuất thực hiện 56 chương trình, dự án, được phân kỳ theo hai giai đoạn.

Công trình ngăn triều Mương Chuối (huyện Nhà Bè) góp phần kiểm soát vấn đề ngập nước trong thành phố. Ảnh: Việt Bắc 

Giai đoạn năm 2020, có 17 chương trình, dự án do 12 sở, ban ngành chủ trì. Giai đoạn 2021-2030, có 39 chương trình, dự án do 15 sở, ban ngành chủ trì. Đồng thời, thực hiện ba nhóm nhiệm vụ chính: giảm phát thải khí nhà kính; thích ứng với BĐKH; chuẩn bị nguồn nhân lực.

Đối với nhóm nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính, TP.HCM sẽ thực hiện 26 chương trình, dự án. Trong đó có 23 chương trình, dự án lồng ghép và 3 dự án mới do 10 sở, ban, ngành chủ trì; nhóm nhiệm vụ thích ứng với BĐKH gồm 24 chương trình, dự án, trong đó có 16 chương trình, dự án lồng ghép và 8 chương trình, dự án mới do 12 sở, ban, ngành chủ trì; nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực gồm 6 chương trình, dự án do 5 sở, ban, ngành chủ trì.

Theo Sở Xây dựng, thời gian tới thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp để chống ngập. Trong đó, một số giải pháp phi công trình sẽ được thực hiện như duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, miệng thu, kênh rạch, cửa xả để tăng cường khả năng thoát nước.

Đồng thời tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các van ngăn triều, vận hành tất cả trạm bơm cố định để thoát nước… Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác đấu nối cống, mở hướng thoát nước mới, lắp đặt van ngăn triều, vận hành các trạm bơm hỗ trợ thoát nước.

Ngoài ra, lực lượng chức năng tổ chức trực mưa, vớt rác miệng thu thời điểm trước, trong và sau cơn mưa; tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các cống kiểm soát triều và trạm bơm để tăng khả năng thoát nước 

Tại Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, TP.HCM đặt mục tiêu trồng 50 ha rừng trên đất ngập nước, bãi bồi ven sông, rạch tại các tiểu khu trong rừng phòng hộ Cần Giờ; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái rừng hiện có (Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi) đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm giảm thiểu tác động liên quan đến triều cường và nước biển dâng.

TP HCM tích cực triển khai các kế hoạch trồng và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn ven biển, mở rộng mảng xanh tại đô thị 

Bên cạnh đó, Kế hoạch trồng rừng và cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM đặt mục tiêu trồng 10 triệu cây xanh các loại, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với BĐKH, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, thành phố sẽ trồng cây xanh qua phát triển công viên, mảng xanh, cây xanh đường phố và cây xanh trong các công sở, trường học, khu dân cư là 8.341.750 cây các loại; tạo được 1.658.250 cây rừng thông qua phát triển rừng, trồng rừng tập trung, cải tạo chăm sóc, làm giàu rừng trên diện tích 1.140 ha.

Đồng thời, TP.HCM đặt mục tiêu quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp với việc nâng tỷ lệ đất có rừng lên 16% vào năm 2025 và 16,24% vào năm 2030 và duy trì ổn định tỷ lệ che phủ, nâng cao chất lượng rừng ở giai đoạn tiếp theo. TP.HCM sẽ phát triển bền vững về môi trường sinh thái, bảo vệ những cấu trúc sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tính chống chịu và khả năng phục hồi trước những tác động biến đổi.

 

Trang Ngân 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline