Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 21:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Thúc đẩy hợp tác nhằm xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Chủ nhật, 31/07/2022 20:07

TMO - Rừng ngập mặn được đánh giá là một trong những giải pháp chống chịu với biến đổi khí hậu dựa vào thiên nhiên hiệu quả nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của “vành đai xanh” chắn sóng ven biển, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi tại địa phương.  

Thanh Hóa được đánh giá là một trong những vùng trọng điểm về thiên tai của cả nước (Việt Nam hiện có 22 loại hình thiên tai thì tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận cũng như hứng chịu tới 21 loại hình thiên tai, trừ sóng thần). Do đó, những hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế về nhà ở an toàn, hay tái tạo rừng ngập mặn,…có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai tại địa phương này.

Vừa qua (từ ngày 27-31/7), bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã có chuyến khảo sát mô hình nhà an toàn chống, chịu bão, lụt; trồng rừng ngập mặn ở tỉnh Thanh Hóa, với mong muốn tạo nên “dải đê xanh” chắn sóng, an toàn cho người dân vùng biển. 

Rừng ngập mặn được trồng tại Thanh Hóa dưới sự hỗ trợ của UNDP  

Trong những năm qua, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc đã có nhiều hỗ trợ đối với tỉnh Thanh Hóa trong việc nâng cao khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế của người dân - thông qua việc hỗ trợ xây dựng nhà an toàn chống, chịu bão, lụt; trồng rừng ngập mặn và tăng cường kiến thức quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ năm 2017 đến nay Chính phủ Việt Nam, Quỹ Khí hậu xanh cùng UNDP đã phục hồi và trồng mới hơn 337 héc-ta rừng ngập mặn và xây dựng 1.403 ngôi nhà an toàn cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và có chủ hộ là phụ nữ. 

Ngoài ra, dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (dự án GCF) cũng đã thực hiện một loạt các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Đến nay, trên 8.000 người (với hơn 50% phụ nữ tham gia) đã được hưởng lợi từ các khóa tập huấn này của tỉnh.

Đoàn công tác của UNDP phối hợp địa phương trồng rừng ngập mặn tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc 

Dự kiến, đến cuối năm 2022, dự án GCF sẽ triển khai 82 khóa tập huấn sẽ được tổ chức ở Thanh Hóa với 10.650 người tham gia. Những khóa tập huấn này sẽ giúp cộng đồng đánh giá được rủi ro từ thiên tai và biến đổi khí hậu, đồng thời giúp xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai và lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho từng địa phương cụ thể. 

Theo một nghiên cứu gần đây của UNDP và Bộ Xây dựng, hơn 110.000 hộ gia đình có nhu cầu xây dựng nhà an toàn tại 28 tỉnh ven biển trên cả nước, trong đó có 10.000 hộ dân thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đã có hơn 2.100 trên tổng số 25.000 ngôi nhà an toàn được yêu cầu xây dựng khẩn cấp trên khắp cả nước nằm ở các hộ ven biển tại Thanh Hóa. 

Những ngôi nhà chống chịu bão, lụt được dự án hỗ trợ vẫn kiên cố sau khi trải qua hàng loạt trận bão, lũ cùng cơn bão cấp kỷ lục vào năm 2020. Với hiệu quả ấy, cùng những nhu cầu to lớn về nhà an toàn trước biến đổi khí hậu và thiên tai, thêm 100 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt sẽ được tiếp tục xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian gia hạn dự án.

Ngoài ra, các dự án khác được Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ cũng đang thúc đẩy sản xuất bền vững rừng tre tại xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc và khôi phục nghề sản xuất cánh kiến đỏ truyền thống cho người dân bản địa ở huyện Mường Lát.

Những dự án này đã kết hợp việc chọn giống cây có giá trị kinh tế cao với thị trường mở, sử dụng kiến thức địa phương cùng công nghệ canh tác hiện đại, tập trung vào chăn nuôi và thâm canh, với sự tham gia và ủng hộ của người dân, qua đó mang lại hiệu quả cao.

Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn được đánh gia là một trong những giải pháp dựa vào thiên nhiên hiệu quả nhất. Rừng là một nguồn sinh kế bền vững, như trong việc nuôi trồng thủy sản và nuôi ong, đồng thời góp phần hấp thụ các-bon, bảo tồn đa dạng sinh học, giúp bảo vệ cuộc sống, sinh kế và cơ sở hạ tầng.

Với đường bờ biển dài 102km, Thanh Hóa là tỉnh chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn thời tiết cực đoan...gây thiệt hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua, nhiều dự án đã được triển khai nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương này như: Dự án “Nâng cao năng lực phòng ngừa thiên tai và ứng phó với BĐKH tại huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương” do Tổ chức Tầm nhìn thế giới tài trợ; Dự án “Phục hồi và quản lý rừng phòng hộ” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ; Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ GCF tài trợ tại tỉnh Thanh Hóa...

Gần đây nhất trong giai đoạn 2020-2023, tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh triển khai Dự án "Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu ven biển”, dự án sử dụng vốn vay ưu đãi do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Tại Thanh Hóa, Dự án chính thức được triển khai từ cuối năm 2020, đầu năm 2021 trên địa bàn các huyện: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn và thị xã Nghi Sơn, với 3 hợp phần, gồm: Trồng rừng và các giải pháp bảo vệ rừng; tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển; quản lý, giám sát và đánh giá dự án.

Rừng ngập mặn tại Thanh Hóa không những góp phần chống biến đổi khí hậu mà còn tạo sinh kế cho người dân 

Theo kế hoạch, dự án sẽ trồng mới và chăm sóc 258 ha rừng phòng hộ ven biển; trồng nâng cấp 150 ha rừng ngập mặn kém chất lượng và rừng trên cạn; bảo vệ hơn 1.600 ha rừng ven biển; đóng 200 mốc giới và trồng 15.900 cây phân tán; đầu tư 17 mô hình sinh kế và 13 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Trong năm 2021, Dự án đã tiến hành trồng và nâng cấp được 127,3 ha rừng ngập mặn tại các huyện: Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa. Đồng thời, rà soát, đánh giá công trình bảo vệ rừng, đóng 200 mốc ranh giới rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các mô hình sinh kế, tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển.

Kế hoạch năm 2022, Dự án sẽ tổ chức trồng mới và phục hồi 281,4 ha rừng; tổ chức thi công đóng 200 mốc ranh giới rừng phòng hộ ven biển; tiếp tục lựa chọn và tổ chức thực hiện các gói sinh kế; thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với 13 công trình...

 

 

Vũ Hải 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline