Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Thừa Thiên-Huế chủ động ứng phó với mưa lũ bất thường

Thứ tư, 06/12/2023 07:12

TMO - Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các chủ hồ, đập thủy điện xây dựng các phương án điều tiết vận hành cụ thể theo các kịch bản mưa bất thường dự báo từ ngày 6-8/12.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh có cường độ trung bình đến mạnh, từ đêm 6 - 8/12, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, mưa rất to; mưa tập trung chính trong ngày 7/12.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các chủ hồ, đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hồ chứa Hương Điền, Bình Điền, Tả Trạch, khẩn trương rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm trong vận hành điều tiết hồ chứa trong thời gian qua, đặc biệt trong các trận lũ từ giữa tháng 11/2023 đến nay; xây dựng các phương án điều tiết vận hành cụ thể theo các kịch bản mưa bất thường được dự báo từ ngày 6 – 8/12, để có kế hoạch vận hành giảm lũ hợp lý, vừa đảm bảo an toàn hồ chứa, vừa góp phần giảm lũ ở vùng hạ du và tích đủ nước cho năm 2024.

Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các chủ hồ, đập thủy điện xây dựng các phương án điều tiết vận hành cụ thể theo các kịch bản mưa bất thường. 

Phương án vận hành theo kịch bản mưa lũ bất thường hoàn thành và gửi về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế trước 13 giờ ngày 6/12 để làm cơ sở phối hợp vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương và các khu vực trong thời gian tới. Đồng thời các chủ hồ đập phải rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa trong thời gian qua, đặc biệt trong các trận lũ từ 13-16/11 và từ 30/11-4/12.

Kiểm tra các điểm nguy cơ sạt lở ven hồ, thượng, hạ lưu công trình đầu mối. Kiểm tra tình hình trượt lở ven hồ phía thượng lưu đập dâng, đập tràn đề phòng đất đá sạt lở mạnh gây sóng lũ và nước hồ dâng đột ngột tràn qua đập gây sự cố công trình. Đề phòng hiện tượng sạt lở sườn đồi bờ sông phía hạ lưu đập dâng, đập tràn làm hạn chế thoát lũ và đe dọa đến vận hành an toàn công trình trong mọi tình huống. 

Ngoài ra, các đơn vị trên cũng cần tăng cường công tác phối hợp cảnh báo lũ với chính quyền và nhân dân khu vực hạ du các hồ chứa; kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; bổ sung vật tư, máy móc dự phòng để sẵn sàng ứng phó ngay từ giờ đầu khi có sự cố xảy ra.

Nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do mưa lũ, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó được tỉnh Thừa Thiên-Huế chú trọng triển khai. 

Thừa Thiên- Huế là địa phương có số lượng hồ đập thủy lợi, thủy điện khá lớn. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế có 55 hồ chứa thủy lợi, trong đó 1 hồ chứa có dung tích trên 100 triệu m3; 2 hồ chứa có dung tích từ 10-100 triệu m3; 5 hồ chứa có dung tích từ 3-10 triệu m3; 48 hồ chứa nước loại nhỏ. Trước mùa mưa bão năm 2023, Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành kiểm tra, đánh giá 55 đập, hồ chứa nước.

Theo đánh giá của Hội đồng, quan sát bằng trực quan cho thấy một số hạng mục phụ trợ đã hư hỏng, một số đập đất có hiện tượng sạt trượt mái và thấm nhẹ, các thiết bị cơ khí đã xuống cấp. Một số công trình đường quản lý và công trình trên kênh đã xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp. Đường thoát lũ tại khu vực tràn và cửa van của các hồ chứa bị bồi lấp, cây cỏ mọc nhiều trên thân đập; các bảng tên công trình, biển báo nguy hiểm, cột thủy chí bị bong tróc...

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đã chỉ đạo ngành NN&PTNT và UBND các huyện, thị xã, các đơn vị quản lý hồ chứa trên địa bàn tỉnh tiến hành thực hiện kiểm tra toàn diện và đánh giá công tác vận hành điều tiết các hồ chứa để cập nhật, bổ sung phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và phương án phòng chống lụt bão công trình cấp thẩm quyền phê duyệt; chuẩn bị sẵn sàng về tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và biện pháp tiến hành; phát hiện đối phó với các tình trạng khẩn cấp cho đập và khu vực hạ du, ngăn ngừa hạn chế tối đa tác hại khi sự cố xảy ra.

Tỉnh đang hướng đến xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo mưa bão từ tỉnh đến cán bộ cấp thôn, bản nhằm thông tin kịp thời các diễn biến bất thường của thời tiết. Sắp tới, tỉnh sẽ cân đối ngân sách, yêu cầu các chủ đập tiến hành kiểm định chất lượng các công trình hồ đập, lên kế hoạch kiểm tra, trang bị thêm các thiết bị dự phòng cho các hồ thủy lợi...

Gần đây nhất, đợt mưa lũ từ ngày 13 đến 16/11 trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại nặng nề khi có tới 17.345 nhà dân bị ngập, 2 người chết và mất tích. Các địa phương đã phải sơ tán 3.968 hộ dân, với 10.800 nhân khẩu...Trước đó, dự báo từ ngày 13 đến ngày 17-11 địa phương này có lượng mưa các đợt từ 250-500 mm. Tuy nhiên đã xảy ra hiện tượng mưa cực đoan trong 24 giờ lượng mưa đạt trên 800 mm. Riêng huyện Nam Đông và một số nơi của huyện Phú Lộc có mưa đặc biệt to, với lượng mưa phổ biến 600-900mm, có nơi cao hơn như Xuân Lộc, Phú Lộc 1.305mm; Thủy điện Bình Điền-Hương Trà 1.237mm; Thượng Quảng, Nam Đông 1.093mm; Thủy Điện Rào Trăng 1.150mm; Vườn Quốc gia Bạch Mã 1.128 mm.

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 17.345 nhà dân bị ngập, 2 người chết và mất tích. Các địa phương đã sơ tán 3.968 hộ dân, với 10.800 nhân khẩu. Hiện nay người dân đã trở về nhà. Mưa lũ làm 1 người chết, 1 người mất tích do lật ghe tại thành phố Huế; sạt lở đất đá vùi lấp, làm 2 người bị thương tại thị xã Hương Trà. Nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do mưa lũ, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó được tỉnh Thừa Thiên-Huế chú trọng triển khai.

 

 

Hà Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline