Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/04/2025 03:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 08/04/2025

Thời điểm để tái cơ cấu, nâng chuỗi giá trị trước chính sách thuế mới của Mỹ

Thứ sáu, 04/04/2025 10:04

TMO – Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, việc nước này áp mức thuế mới khiến hàng hóa của nhiều nước trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Tuy nhiên, “trong nguy có cơ”, trước diễn biến căng thẳng thương mại thì đây là lúc thể hiện bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại của Mỹ. Khoảng một nửa nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, áp dụng từ 9/4. Với Việt Nam, Mỹ áp thuế ở mức 46% (thuộc nhóm bị áp thuế cao nhất), điều này tác động rất mạnh theo hướng xấu đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Đặc biệt đối với các nhóm mặt hàng chủ lực như: Điện tử, dệt may, nông, lâm, thủy sản.

Theo số liệu từ Cục Hải Quan, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng trị giá 119,5 tỷ USD và nhập từ thị trường này 15,1 tỷ USD. Năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12%, tương đương 450 tỷ USD. Tuy nhiên, với mức thuế mà Mỹ áp đặt (46%) nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, nông sản, dệt may, thủy sản (đây đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực) lo ngại đối diện nhiều khó khăn.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là điện tử, dệt may, nông, lâm, thủy sản. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, chính sách thương mại luôn có tính linh hoạt cao, đặc biệt là ở Mỹ, nơi các quyết định hành pháp có thể chịu điều chỉnh bởi Quốc hội, doanh nghiệp và chính công luận Mỹ. Việc công bố mức thuế mới là một tuyên bố chính trị và đàm phán – chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức thương mại Mỹ vốn đang có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam sẽ lên tiếng, bởi chính họ cũng chịu thiệt hại.

Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á - Thái Bình Dương. Sự đa dạng hóa thị trường là một chiến lược dài hạn đúng đắn, giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc đơn phương. Hơn nữa, với tư cách là một nền kinh tế tuân thủ luật chơi toàn cầu, Việt Nam có quyền sử dụng các kênh đàm phán song phương và đa phương, từ WTO cho tới các cơ chế giải quyết tranh chấp. Chúng ta có kinh nghiệm, có đội ngũ pháp lý và có niềm tin quốc tế – điều này rất khác với hình ảnh một nền kinh tế nhỏ và dễ tổn thương như trước đây.

Các chuyên gia cho rằng, việc Hoa Kỳ siết lại thương mại có thể là một cú hích giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình xuất khẩu. Thay vì phụ thuộc vào gia công, lắp ráp – đây là lúc chúng ta cần tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, và tiến tới sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Việc dòng vốn FDI có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn lại càng củng cố vai trò trụ cột của kinh tế tư nhân trong nước – lực lượng đang ngày càng năng động, sáng tạo và khát khao vươn lên. Điều này cũng tạo áp lực tích cực để Việt Nam sắp xếp lại chuỗi cung ứng, hướng tới sự tự chủ chiến lược, không quá phụ thuộc vào một nguồn vốn hay thị trường nào.

Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới, đẩy mạnh kinh tế trong nước là con đường bắt buộc. Đây là thời điểm cần có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và trúng đích, tập trung vào đầu tư công hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thị trường nội địa và thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Cùng với đó, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thể chế – từ môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đến chính sách thuế, đất đai, khoa học công nghệ. Cải cách không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để nâng cao sức chống chịu và khả năng bứt phá.

Đây cũng là lúc mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp phải bứt phá vươn lên, phát huy nội lực, sáng tạo và bản lĩnh để cùng đất nước vượt qua giai đoạn thử thách. Một nền kinh tế khỏe mạnh không thể chỉ trông vào bên ngoài – mà phải được nuôi dưỡng từ khát vọng phát triển bên trong.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ sẽ không đứng ngoài. Theo đó, ngay sau khi Mỹ công bố mức thuế mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp khẩn của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành liên quan. Những chỉ đạo được đưa ra – trong đó đề cập tất cả những chủ đề quan trọng như đã nói ở trên - là kịp thời, sáng suốt và mang tầm chiến lược – thể hiện rõ tinh thần chủ động, không bị động bất ngờ trước các biến động từ bên ngoài.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện tác động – gồm cả trực tiếp và gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài, cả tích cực và tiêu cực – tới kinh tế, thương mại, việc làm và tâm lý thị trường, đồng thời chỉ đạo xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt. Chính phủ cũng xúc tiến các kênh đối thoại cấp cao với Hoa Kỳ, sử dụng các cơ chế song phương và đa phương như WTO để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước. Chính phủ nỗ lực hết sức mình để bảo đảm lợi ích quốc gia trước lệnh áp thuế mới của Mỹ.

Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, tăng sức chống chịu, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định tỷ giá và dòng vốn cũng được đồng loạt triển khai. Những hành động này chính là sự khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc dẫn dắt niềm tin thị trường và duy trì ổn định vĩ mô – hai yếu tố sống còn trong bối cảnh bất định. Trong thời điểm thử thách như hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên định của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đang thực sự là ngọn hải đăng trong giông bão, soi sáng phương hướng cho doanh nghiệp và người dân, giữ vững niềm tin vào tương lai và tiếp thêm năng lượng để cả nền kinh tế vượt qua sóng gió một cách vững vàng và tự tin.

Lịch sử kinh tế Việt Nam đã từng trải qua nhiều cú sốc – từ cấm vận, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh cho đến những thay đổi chính sách bất ngờ từ đối tác lớn… Đơn cử, chỉ tính riêng thời gian gần đây (đại dịch Covid-19, siêu bão Yagi...) chúng ta đều đứng vững, và thậm chí vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua. Thuế quan có thể là một rào cản tạm thời, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần sáng tạo, năng lực thích ứng và khát vọng vươn mình của người Việt Nam. Thế giới vẫn rộng lớn, cơ hội vẫn còn nhiều – và với sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn thử thách này với tâm thế của một quốc gia, một nền kinh tế ngày càng trưởng thành, bản lĩnh và có trách nhiệm. Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác, đối thoại. Không có cánh cửa nào thực sự khép lại khi các bên còn giữ được thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta gửi tới bạn bè quốc tế lúc này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng.

Ngày 4/4, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Chúng tôi cho rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế - thương mại song phương và lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước nếu được áp dụng.

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực trao đổi, thảo luận các biện pháp cụ thể với Hoa Kỳ nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, hướng đến thương mại công bằng, bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên. Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp và trao đổi với phía Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng và hợp tác để tìm ra các giải pháp thiết thực, góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline