Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị

Chủ nhật, 07/08/2022 08:08

TMO – Ùn tắc, ngập úng và ô nhiễm không khí đang là nỗi ám ảnh của người dân tại các khu đô thị lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân là do quá trình biến đổi khí hậu đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động vùng đô thị.

Theo một số chuyên gia về xây dựng, đô thị vừa là nguyên nhân nhưng đồng thời cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các khu vực chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu là khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh.

Điển hình như Hà Nội, do yếu tố vị trí địa lý, thành phố không bị ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt bởi biến đổi khí hậu như các tỉnh ven biển. Tại khu vực nội đô, ảnh hưởng này lại càng khó xác định do không có các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố dễ đánh giá nhất là tình trạng úng ngập. Thực tiễn cho thấy, người dân Hà Nội đã gánh chịu hậu quả của úng ngập nghiêm trọng trong vài tháng gần đây do các trận mưa không theo quy luật, vượt công suất thiết kế hệ thống thoát nước. Trong quá trình lập quy hoạch đô thị, các yếu tố khí hậu, khí tượng, thủy văn đã được tính đến. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu đầu vào thường dựa trên thống kê lịch sử mà chưa tính đến các kịch bản của biến đổi khí hậu, như lượng mưa tăng đột biến, tập trung và dịch chuyển vào một số vùng, nước biển dâng kết hợp với triều cường. Do đó, vấn đề xác định cốt nền và thoát nước mưa, có cân nhắc đến các yếu tố biến đổi khí hậu, đóng vai trò rất quan trọng khi thiết kế kiến trúc quy hoạch. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, quy hoạch đô thị là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị, bảo đảm phát triển hệ thống đô thị bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn trong quy hoạch đô thị,

Theo một số chuyên gia, Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai, tỷ lệ đô thị hóa còn thấp trong khi dân số gia tăng vượt mục tiêu quy hoạch chung đặt ra đã gây quá tải hạ tầng. Việc chậm triển khai xây dựng các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái dẫn đến thiếu không gian xanh, "lá phổi" bảo vệ môi trường. Trụ sở bộ, ngành, cơ sở giáo dục đại học, sản xuất công nghiệp chậm di dời để dành đất cho không gian công cộng. Các chuyên gia đề xuất, trong quá trình điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang được nghiên cứu, cần lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trong tất cả các nội dung, từ định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, giao thông, năng lượng, cấp, thoát nước, xử lý chất thải… Trong đó, cần tập trung tính toán, bố trí hợp lý đất công viên cây xanh, các mảng xanh đô thị và quy hoạch mặt nước. Đối với các khu vực đô thị cũ cần khuyến khích cải tạo công trình theo hướng giảm thiểu mật độ xây dựng, tăng các không gian xanh, không gian đệm, hành lang cho hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Giới chuyên gia cho rằng, biến đổi khí hậu là cơ hội để xem xét lại cách làm quy hoạch hiện nay đã thực sự bền vững về mặt môi trường hay vẫn coi phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là cơ hội đơn giản hóa quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, minh bạch hóa quá trình lập quy hoạch, bởi để thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.

 

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline