Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 03:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Theo dõi chặt chẽ, xử lý sự cố sụt lún mái đê tả sông Mã

Thứ tư, 19/10/2022 08:10

TMO - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụt lún mái đê tả sông Mã đoạn từ K49+950-K50+950, xã Hoằng Đại, TP. Thanh Hóa.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Thanh Hóa thực hiện các biện pháp cảnh báo, cắm biển báo sự cố công trình, phân luồng giao thông ngăn cấm xe ô tô tải chạy trên đê qua khu vực xảy ra sự cố. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố công trình, đặc biệt khi lũ lên báo động II. Trường hợp phát hiện sự cố tiếp tục phát triển, có nguy cơ mất an toàn cho tuyến đê tả sông Mã, phải báo ngay về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ trọng điểm phòng, chống lụt bão công trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tuyến đê tả sông Mã; đồng thời chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng xử lý khi sự cố phát triển; thực hiện các biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế sự phát triển của sự cố công trình.

Sở NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Thanh Hóa trong việc theo dõi diễn biến sự cố, hướng dẫn tổ chức xử lý các tình huống phát sinh (nếu có) ngay từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế sự cố phát triển thêm; thường xuyên cập nhật, báo cáo UBND tỉnh tình hình diễn biến sụt lún và tiến độ khắc phục xử lý sự cố. 

Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh phối hợp với UBND TP. Thanh Hóa thông báo rộng rãi tình huống khẩn cấp sự cố. Các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa thông tin, cảnh báo về tình huống khẩn cấp nêu trên để nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định công bố đoạn đê tả sông Mã dài 1km qua xã Hoằng Đại bị sụt lún, là sự cố khẩn cấp. Ảnh: Minh Hải 

Trước đó, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung bộ nối với cơn bão số 4, từ ngày 28/9 đến ngày 4/10 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; mưa lớn đã gây ra một đợt lũ ở một số sông, làm cho sụt lún mái đê phía sông đoạn từ K49+950-K50+950 đê tả sông Mã, xã Hoằng Đại, TP. Thanh Hóa với chiều dài khoảng 1.000m. 

Trong đó, vị trí sụt lún sát mép bê tông mặt đê, đặc biệt có 2 vị trí xuất hiện cung trượt và sụt lún sâu (đoạn từ K49+950-K50+010, dài 60m, xảy ra ngày 1/10/2022 và đoạn từ K50+200- K50+280, dài 80m, xảy ra ngày 4/10/2022), điểm sụt lún sâu nhất 1,3m; sát chân đê phía sông là mương tiêu.

Trong các ngày từ 4/10 đến ngày 9/10, diễn biến sạt lở tiếp tục phát triển, trong khi đang là thời điểm trọng tâm của mùa mưa lũ, bão, diễn biến mưa, lũ còn hết sức phức tạp, khó lường và đây là sự cố sụt lún mái đê có nguy cơ cao mất an toàn, ổn định cho tuyến đê tả sông Mã đoạn qua khu vực này, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân 5 xã giáp đê vùng tả sông Mã, với số dân được bảo vệ khoảng 29.000 người.

Sau khi phát hiện sự cố, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn bước đầu cho tuyến đê và nhân dân trong vùng, như cắt cử lực lượng canh đê 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm các xe có tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên tuyến đê đang gặp sự cố.

Để đảm bảo ổn định, an toàn lâu dài cho công trình và người dân trong vùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cụ thể hiện trạng sụt lún, có phương án xử lý khẩn cấp công trình gia cố mái đê, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn lực thực hiện.

 

 

Minh Thanh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline