Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 23:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Thanh Trì (Hà Nội): Kiến nghị ban hành quy định về thu gom, xử lý chất thải

Thứ hai, 05/06/2023 20:06

TMO – Huyện Thanh Trì (Hà Nội) kiến nghị sớm xây dựng, đưa vào vận hành các khu xử lý, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để công tác thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh được kịp thời, đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa không để tồn đọng rác thải sinh hoạt qua ngày gây mất cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Ban Đô thị HĐND Thành phố Hà Nội vừa có buổi làm việc với huyện Thanh Trì trong chương trình giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Theo đó, Thanh Trì là huyện ven đô, được quy hoạch là nội đô mở rộng và đang trong quá trình phát triển thành quận, do vậy, trên địa bàn huyện không có khu vực nào làm nơi chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt; toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện đều được các đơn vị trúng thầu thu gom, vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn để xử lý theo quy định. UBND huyện Thanh Trì cho biết, sau khi có kết quả phê duyệt đơn vị trúng thầu gói thầu dịch vụ duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Thanh Trì, giai đoạn 2021 - 2023, UBND huyện đã thành lập tổ kiểm tra, giám sát và nghiệm thu sản phẩm gói thầu. 

Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Liên danh nhà thầu cơ bản thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Cùng với sự gia tăng phát triển đô thị, tăng dân số cơ học, khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện cùng tăng dần theo hằng năm. Song, đơn vị nhà thầu đã chủ động bố trí thêm phương tiện chuyên dùng để vận chuyển hết 100% khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, không để tồn đọng trong ngày, chất lượng vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo đặc biệt là các đợt cao điểm phục vụ nhân dân vào các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị của huyện, Thành phố và Trung ương.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, là đơn vị đang thực hiện đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận đến năm 2025, đến nay, việc thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường vẫn đang áp dụng theo Quyết định số 54/QĐ-UBND năm 2016 là không phù hợp. Trên cơ sở đó, huyện kiến nghị UBND Thành phố sớm điều chỉnh tăng mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường để đảm bảo cân đối nguồn thu - chi cho Liên danh nhà thầu.

Ngoài ra, UBND huyện Thanh Trì cũng kiến nghị sớm điều chỉnh, bổ sung, ban hành quy trình công nghệ, định mức, đơn giá mới, trong đó, giá nhiên liệu, vật tư, vật liệu, tiền lương cho phù hợp với thực tế; Kiến nghị sớm xây dựng, đưa vào vận hành các khu xử lý, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để công tác thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh được kịp thời, đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa không để tồn đọng rác thải sinh hoạt qua ngày gây mất cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường; Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành những chính sách pháp luật phù hợp, xây dựng các quy chuẩn thực hiện về công tác phân loại rác tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

 Theo Trưởng Ban Đô thị, HĐND Thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì có 14 xã nông thôn mới nâng cao, điều đó khẳng định tiêu chí về môi trường rất tích cực. Dù vậy, qua khảo sát một số điểm trung chuyển rác địa bàn huyện vẫn còn nhiều mùi, tiệm cận đường giao thông…Vì thế, Trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố đề nghị huyện sớm cập nhật 46 điểm bố trí đất làm trung chuyển rác, đầu tư hạ tầng để bảo đảm việc thu gom, vận chuyển rác, tránh nước rác, mùi rác ảnh hưởng đời sống người dân.

 

 

Phạm Yến

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline