Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 21:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên đi thực tế tại Thành Nhà Hồ

Thứ ba, 13/05/2025 15:05

TMO - Chiều 12/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với huyện Vĩnh Lộc tổ chức cho cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc.

Điểm đầu tiên của đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa cùng các đại biểu là đến tham quan Thành Nhà Hồ - Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.

Tại đây, đoàn đã được tham quan, giới thiệu về lịch sử hình thành, kiến trúc của Thành Nhà Hồ. Đồng thời, được tìm hiểu, trải nghiệm “không gian văn hoá nông nghiệp vùng Tây Đô”… để hiểu hơn về vùng đất và con người nơi đây gắn từ thời kỳ lịch sử cho đến ngày hôm nay.

Hướng dẫn viên di tích Thành Nhà Hồ đang giới thiệu về lịch sử hình thành, kiến trúc của thành.

Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu của Việt Nam dưới thời nhà Hồ), nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397), gồm Thành Nội, La Thành và Đàn Tế Nam Giao. Thành rộng 155,5 ha và được bao bọc bởi một vùng đệm 5.078,5 ha. Vị trí của Thành được lựa chọn theo những nguyên tắc phong thủy trong một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp giữa hai dòng sông Mã và sông Bưởi ở huyện Vĩnh Lộc.

 Phóng viên các cơ quan báo chí đi trải nghiệm thực tế di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Hiện nay, dù đã tồn tại hơn 600 năm nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Năm 2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ những bức tường thành và cổng thành còn tồn tại hiện hữu, khảo cổ học đã phát hiện nhiều kiến trúc quan trọng trong Thành Nhà Hồ như: Điện Hoàng Nguyên (chính điện); Đông Thái Miếu; Tây Thái Miếu; Nền Vua; Hào Thành; đường Hoàng Gia; cấu trúc tường thành, cổng thành...cùng hệ thống di vật, hiện vật vô cùng độc đáo và giá trị.

Đá được sử dụng cho súng bắn đá, là loại vũ khí phòng ngự tại Thành Nhà Hồ.

Những phát hiện khảo cổ quan trọng đó đã minh chứng rõ nét Thành Nhà Hồ là một kinh đô cổ được quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, bài bản, quy chuẩn với đầy đủ đền đài, miếu mạo, cung điện, đường xá và được sử dụng xuyên suốt trong nhiều triều đại quân chủ phong kiến Việt Nam với tư cách là trung tâm hành chính - chính trị - quân sự của quốc gia và khu vực lúc bấy giờ.

Phóng viên các cơ quan báo chí chụp ảnh lưu niệm tại Thành Nhà Hồ.

Ngoài Thành Nhà Hồ, đoàn còn đi thăm cơ sở sản xuất rượu Sâm báo An Tâm tại khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc) - sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận năm 2023. Hiện, Sâm Báo và rượu Sâm Báo là một trong những sản phẩm dược liệu nổi tiếng của huyện Vĩnh Lộc và tỉnh Thanh Hóa.

Theo tài liệu để lại, từ thế kỷ X, cây Sâm Báo đã được Nhân dân vùng Vĩnh Ninh, thuộc Ái Châu (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay) dùng như dược liệu quý hiếm, làm nước uống, thuốc chữa bệnh, thức ăn bổ dưỡng, thanh mát giải nhiệt và là sản vật dùng để cung tiến vua, chúa. Vào thời nhà Hồ, Sâm Báo được biết đến rộng rãi hơn. Trước kia cây sâm mọc hoang trên núi Báo nên được gọi là sâm Báo.

Vùng đất có bề dày văn hóa - lịch sử

Sau khi tham quan, trải nghiệm thực tế, phóng viên các cơ quan báo chí được nghe lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc chia sẻ về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 tại hội trường của huyện.

Được biết, Vĩnh Lộc là vùng đất cổ, từ thời tiền sử nơi đây đã sớm có người tụ cư sinh sống. Thời đồ đá mới, với di tích khảo cổ học Đa Bút, xã Vĩnh Tân, cùng với di chỉ Bản Thủy, xã Vĩnh Thịnh, di chỉ làng Còng, xã Vĩnh Hưng đã tạo cho vùng đất có bề dày về lịch sử - văn hóa.

 Toàn cảnh hội nghị.

Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, toàn huyện hiện có 251 di tích được xếp hạng. Trong đó, 01 di sản văn hóa thế giới, 13 di tích cấp quốc gia và 54 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu như: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Phủ Trịnh, Danh lam thắng cảnh núi Kim Sơn… Đây là tiềm năng, lợi thế sẵn có để thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Toàn huyện có 25 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, công nhận lại, trong đó có 01 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 24 sản phẩm đạt hạng 3 sao…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025, với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã đạt được nhiều kết quả toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người năm 2025 ước đạt 71,31 triệu đồng/năm, vượt 6,31 triệu đồng so với mục tiêu đại hội đề ra. Thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 ước đạt 3.788 tỷ đồng, vượt dự toán tỉnh giao; huy động vốn đầu tư phát triển tăng cao, gấp 2 lần so với giai đoạn 2016-2020. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng được đầu tư, mở ra không gian phát triển mới cho huyện.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, phát triển đô thị và công tác chuyển đổi số đạt kết quả tích cực. Văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo; chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trao đổi tại hội nghị, phóng viên các cơ quan báo chí đóng góp một số ý kiến đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc, đặc biệt là việc đầu tư phát triển du lịch của huyện. Đại diện các cơ quan báo chí mong muốn lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. 

Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu kết luận hội nghị. 

Kết thúc hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Phạm Văn Tuấn cảm ơn và đánh giá cao sự đồng hành của các cơ quan báo chí đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc trong thời gian qua. Đồng thời mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục quan tâm, tuyên truyền sâu rộng, đậm nét, có trọng tâm, trọng điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tích cực quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển của huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, để kêu gọi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, quan tâm tuyên truyền việc sáp nhập và thành lập các xã mới trên địa bàn tỉnh. Đối với các thông tin chưa chính xác, các cơ quan báo chí cần chia sẻ để các cơ quan quản lý Nhà nước và các địa phương xác minh, trả lời cơ quan báo chí đầy đủ, chính xác.

 

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline