Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 10:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Thận trọng với việc đốt củi, than sưởi ấm

Thứ ba, 23/01/2024 10:01

TMO – Không những tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, việc đốt than, củi lửa sưởi ấm trong những ngày giá rét còn gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nếu thiếu kiến thức phòng tránh.

Các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang hứng chịu đợt rét đậm, rét hại với nền nhiệt độ phổ biến đối với khu vực đồng bằng khoảng 7-10 độ C, khu vực vùng núi từ 3-5 độ C, nhiều nơi dưới 0 độ C. Trời rét buốt khiến người dân tìm đủ mọi cách để ứng phó, trong đó nhiều người dùng củi, than đốt lửa sưởi ấm. Tuy nhiên, hành động này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nếu thiếu kiểm soát.

Người dân đốt lửa sưởi ấm. 

Hiểm họa từ đốt củi khô, đốt than sưởi ấm

Đốt than sưởi trong nhà, có nguy cơ bị ngộ độc khí CO, CO2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi dần dần chiếm trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxy, dẫn đến thiếu hụt lượng oxy để thở. Không thể nhận biết khí than, củi do khí này không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ dẫn đến khả năng tử vong rất cao.

Theo các chuyên gia y tế, khí CO là khí rất độc, nó gây bóp nghẹt và làm chết tế bào, chứ không đơn thuần chỉ làm thiếu ô xy. Các tế bào của toàn bộ cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng nặng nhất là não và tim. Một số ít trường hợp khi hít phải khí CO ở nồng độ thấp sẽ cảm thấy đau đầu, khó chịu,… nhưng các trường hợp hít khí CO nồng độ cao, nạn nhân không kịp cảm thấy gì đặc biệt, nhanh chóng rơi vào bất tỉnh, hôn mê, ngộ độc và dễ dàng tử vong.

Đó mới là giai đoạn đầu, còn giai đoạn sau cũng rất đáng ngại. Khi bệnh nhân bị ngộ độc nhưng không tử vong thì sau một vài tuần sẽ gặp hiện tượng não bị tổn thương tiến triển, dẫn tới các biến chứng về tâm thần, thần kinh (mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, run,...). Việc phòng tránh và điều trị các biến chứng muộn này hiện nay rất nan giải và khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, trong số các bệnh nhân ban đầu bị ngộ độc khí CO, kể cả ngộ độc nhẹ thì sẽ có khoảng gần 50% số bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng tâm thần, thần kinh muộn về sau.

Còn đối với việc tận dụng vỉa hè, lòng đường đốt lửa sưởi ấm, việc này có thể mang lại lợi ích trước mắt cho một số người, nhưng cũng để lại nhiều nguy cơ, hệ quả. Không ít đống lửa đốt ngay cạnh chỗ để xe máy, bốt điện hoặc nơi đông người qua lại, dễ gây bỏng và nguy cơ cháy, nổ. Không những thế, sau khi những người đốt lửa rời đi, họ đã không thu dọn hoặc dọn qua loa, nhếch nhác gây mất mỹ quan đô thị, có khả năng hư hỏng cơ sở hạ tầng giao thông và còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho những người tham gia giao thông.

Phòng tránh thế nào?

Theo các chuyên gia, để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, nâng cao trách nhiệm, hiểu biết của mỗi tập thể, cá nhân đảm bảo công tác an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân tuyệt đối không được đốt than sưởi ấm trong nhà hay bất cứ khu vực nào đóng kín cửa. Khi đốt than sưởi ấm cần mở một phần cửa sổ đủ để lưu thông gió.

Người dân nên nằm ở những nơi tránh gió, đối với sản phụ, người già yếu, trẻ nhỏ không ra ngoài khi nhiệt độ giảm mạnh vào sáng và tối. Khi trời lạnh nên trang bị, mặc đồ giữ ấm đầy đủ. Đối với gia đình phải dùng bếp than đun nấu nên đặt ở nơi thông thoáng, không đặt trong phòng ngủ. “Chúng ta cần loại bỏ ngay những thói quen nguy hiểm như đốt lò than ở trong phòng kín, thói quen nằm than của bà mẹ sau sinh để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây cháy nổ trong nhà”, chuyên gia khuyến cáo.

Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở thì hô hấp nhân tạo theo điều kiện tại chỗ, nếu ngừng tuần hoàn thì cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị tiếp.

Chế tài xử lý?

Đối với hành vi tự ý đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường đã có chế tài xử lý cụ thể. Theo quy định của pháp luật, đốt lửa trên vỉa hè, lề đường là một trong những hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Điều 313 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, trường hợp đốt lửa tại các địa điểm dễ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng, người đốt lửa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tùy thuộc vào hậu quả để lại do việc đốt lửa gây ra, người thực hiện có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo... thậm chí có thể bị áp dụng mức phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.

Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức việc đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường tại các khu đô thị, thành phố là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường để giữ ấm là trái pháp luật và có thể bị phạt hành chính, thậm chí phạt tù. Vì vậy người dân và người lao động không nên đốt lửa sưởi ấm tại vỉa hè, lòng đường để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Mỗi người dân hãy tự ý thức, hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung, tìm hiểu hoặc chủ động tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn kỹ năng an toàn PCCC&CNCH tại địa phương, nâng cao kiến thức, ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định về công tác an toàn PCCC, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline