Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Thận trọng khi đổ hàng triệu m3 bùn cát xuống biển Bình Định

Thứ ba, 27/06/2023 11:06

TMO – Khoảng 3,7 triệu tấn bùn cát đang được làm thủ tục xin cấp phép để đổ xuống biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bộ Giao thông Vân tải sẽ tiến hành nạo vét bùn cát tại Cảng Quy Nhơn để đón các tàu hàng có trọng tải lớn ra vào cảng. Dự kiến khoảng 3,7 triệu m3 bùn cát sẽ được đổ xuống biển cách bờ khoảng 17km. Khu vực nạo vét và nhận chìm được xác định nằm ngoài vùng bãi đẻ, bãi giống chính ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam và không nằm trong các vùng bảo vệ nguồn lợi hải sản tiềm năng.

Được biết, các cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu và thống nhất với UBND tỉnh Bình Định về kế hoạch trên. Tuy nhiên, tỉnh Bình Định vẫn lo ngại việc nạo vét, vận chuyển và nhấn chìm nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng việc khai thác, nuôi trồng hải sản, du lịch biển. Do đó, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị cần đánh giá tác động môi trường của dự án đến khu vực quy hoạch bảo tồn biển, cũng như kết quả khảo sát hiện trạng hệ sinh vật đáy như rạn san hô, thảm cỏ biển tại khu vực điểm nhận chìm.

Cảng Quy Nhơn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung.

Dự án cải tạo, nân cấp luồng Quy Nhơn với chiều dài tuyến luồng khoảng 7 km, chiều rộng khoảng 140 m, cao độ đáy luồng (-13.0 m) được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương vào tháng 8/2021 với tổng vốn đầu tư trên 421 tỷ đồng.  Tháng 7/2022, Ban quản lý Dự án Hàng hải (Ban Hàng hải) đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 421,4 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Theo đơn vị quản lý Cảng Quy Nhơn, luồng hàng hải dẫn vào cảng Quy Nhơn sau một thời gian nạo vét đã bị sa bồi sau những đợt mưa lũ miền Trung. Độ sâu thiết kế ban đầu là (-10.8 m) nhưng thực tế nhiều chỗ chỉ còn (-9.6 m). Nhiều tàu tải trọng lớn không thể ra vào cảng, hoặc phải đợi con nước lớn có thể vô cảng làm hàng, rồi đợi đến con nước lớn sau mới tàu mới có thể ra cảng được. Những tàu không vào được cảng sẽ chuyển hướng qua các cảng khác làm tăng chi phí, giá thành cho chủ hàng.

 

 

 

QUYÊN

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline