Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 23:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ bảy, 22/02/2025

Thảm hoạ vỡ đập chất thải, Brazil nhận 23 tỷ USD bồi thường

Chủ nhật, 27/10/2024 07:10

TMO - Mới đây, Brazil đã ký thoả thuận nhận bồi thường trị giá 23 tỷ USD từ tập đoàn Vale và BHP Billiton để khắc phục thảm hoạ vỡ đập chất thải xảy ra vào ngày 5/11/2015.

Lễ ký kết thỏa thuận bồi thường thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử khai thác mỏ tại Brazil diễn ra tại trụ sở Phủ Tổng thống ở thủ đô Brasilia sau 2 năm đàm phán. Cụ thể, Tổng thống Brazil Lula da Silva đã ký thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD tiền bồi thường từ tập đoàn Vale và BHP Billiton để khắc phục thảm họa vỡ đập chất thải của mỏ quặng sắt Bento Rodrigues, thuộc bang Minas Gerais, xảy ra ngày 5/11/2015.

Vale và BHP Billiton sẽ thực hiện thỏa thuận này trong vòng 20 năm. 1,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường nói trên sẽ nhận được tiền bồi thường. Chính phủ Brazil cũng sẽ sử dụng một phần số tiền bồi thường để đầu tư cho các công trình phục hồi môi trường và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người mất tích tại thảm hoạ vỡ đập chất thải Bento Rodrigues. (Ảnh: Reuters). 

Các công ty này vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ loại bỏ 9 triệu m3 chất thải đọng lại ở đập Risoleta Neves, hoàn thành việc tái định cư cho những người dân bị mất nhà cửa ở Bento Rodrigues, cũng như khôi phục 54.000 ha rừng nguyên sinh và 5.000 suối ở lưu vực sông Doce.

Phát biểu sau khi ký thỏa thuận, Tổng thống Lula da Silva bày tỏ hy vọng các công ty khai thác mỏ “rút ra bài học” và “hiểu rằng việc đầu tư để ngăn chặn thảm kịch sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc khắc phục cho một thảm họa do sự vô trách nhiệm gây nên”.

Được biết, thảm họa vỡ đập Bento Rodrigues xảy ra khi các bức tường chắn của đập Fundão và Santarém bị vỡ mang theo 40 triệu m3 chất thải, làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, hầu hết trong số họ đang chờ bồi thường thiệt hại. Các con đập bị vỡ được xây dựng để chứa chất thải từ việc khai thác quặng sắt từ nhiều mỏ trong khu vực do công ty Samarco quản lý, liên doanh giữa Vale của Brazil và BHP Billiton của Australia.

Chất thải ô nhiễm đã chảy ra sông Doce, nơi cung cấp nước cho 230 đô thị ở các bang Minas Gerais và Espírito Santo. Các nhà khoa học cho rằng phải mất tới 100 năm để chất thải từ thảm họa này mới được loại bỏ ra biển.

 

Bích Hà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline