Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/12/2024 02:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Chủ nhật, 15/12/2024

Thái Nguyên thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Thứ năm, 24/10/2024 06:10

TMO - Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi xanh trong hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, lâm nghiệp, qua đó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, chủ động nắm bắt cơ hội của quá trình chuyển đổi carbon thấp.

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhấn mạnh đến Phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên; phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2030 nhằm thực hiện có hiệu quả phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên; phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh Thái Nguyên, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi carbon thấp, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Thái Nguyên là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển công nghiệp; các hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh, đóng góp tỷ trọng đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Tỉnh xác định, phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn với triển khai thực hiện tốt vấn đề môi trường. Do đó, thời gian qua, tỉnh đã khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, cơ chế song phương, đa phương và xã hội hóa trong lĩnh vựcb biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ gây nguy hại đến môi trường hướng đến tăng trưởng xanh, các - bon thấp.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh hướng tới mục tiêu giảm phát thải. 

Để đảm bảo hạn chế tiếp nhận các dự án có công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lượng, xả thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, xem xét ngay trong giai đoạn đầu tư của các dự án các vấn đề về công nghệ sản xuất, xử lý chất thải...

Đề nghị các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm thực hiện việc tái sử dụng, tái chế chất thải. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh hiện đã có các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại; tái sử dụng xỉ thải các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện thép để sản xuất vật liệu xây dựng; sử dụng đầu mẩu gỗ thải, vỏ cây làm nhiên liệu cung cấp nhiệt...

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên, bắt đầu từ việc đầu tư, thực hiện công cuộc tăng trưởng xanh, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút có chọn lọc và lựa chọn các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến, các sản phẩm có giá trị sản xuất cao, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc)... để ưu tiên cấp phép đầu tư trong các khu công nghiệp (KCN). Cùng với đó là chú trọng xây dựng môi trường xanh trong các khu, cụm công nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, địa phương này thực hiện cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng trưởng xanh; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận; nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đã chủ động xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện hành động tăng trưởng xanh với những giải pháp phù hợp.

Trong đó, tỉnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tăng trưởng xanh trong hoạt động chăn nuôi, thú y, thủy sản của người sản xuất, kinh doanh, thay đổi hành vi của người tiêu dùng và sử dụng tài nguyên theo lối sống xanh, bền vững. Đa dạng hóa các phương thức truyền thông; trong đó nâng cao nhận thức và hiểu biết của các bên liên quan thông qua các cuộc đối thoại chính sách về tăng trưởng xanh, chuyển đổi hệ thống chăn nuôi tuần hoàn-carbon thấp.

Hướng tới phát triển sản xuất chăn nuôi, thủy sản xanh-sạch-an toàn-bền vững, về chăn nuôi, Thái Nguyên thực hiện chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, hình thành vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ. 

Tất cả các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi côn trùng, sản xuất năng lượng tái tạo...

Địa phương này thực hiện cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng trưởng xanh; nâng cao năng suất, chất lượng.

Tỉnh Thái Nguyên cũng thực hiện xây dựng lối sống xanh, tiêu dùng bền vững, thúc đẩy tiêu dùng xanh, phát triển thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản sản xuất theo hướng xanh dưới các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho đầu tư và sản xuất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ chi phí và thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ, chi phí và thủ tục cấp chứng nhận, có chính sách trợ giá sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch. 

Thời gian tới, Thái Nguyên phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi xanh-carbon thấp cho các sản phẩm chăn nuôi chủ lực; triển khai dán nhãn, công nhận chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, tuần hoàn, hữu cơ sinh thái cho các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản phẩm OCOP xanh.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Thái Nguyên thúc đẩy tăng trưởng xanh từ quản lý rừng bền vững. Thái Nguyên có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đạt trên 183.000ha. Việc tạo tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tỉnh đặc biệt quan tâm và hiện đã có hàng nghìn héc-ta rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Diện tích rừng được cấp chứng nhận FSC đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với sản phẩm thường cùng loại từ 20-30%. Nguồn nguyên liệu đầu vào khi được chứng nhận FSC sẽ giúp thương hiệu sản phẩm được nâng tầm, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt, chứng chỉ FSC có những nguyên tắc khắt khe giúp bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái trong tự nhiên không chỉ nguồn gỗ rừng mà bao gồm cả không khí và nguồn nước.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; chủ động phối hợp, tạo điều kiện cho các công ty khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cấp chứng chỉ rừng; xây dựng kế hoạch, tuyên truyền đến các chủ rừng tham gia cấp chứng chỉ rừng theo hình thức liên kết các nhóm hộ trên địa bàn các huyện: Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương….

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quy hoạch đất rừng tỉnh đến năm 2030 là 172.000ha. Việc đẩy mạnh phát triển và quản lý rừng bền vững, tăng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ giúp các địa phương có lợi thế về lâm nghiệp trở thành vùng cung cấp nguyên liệu rừng bền vững.../. 

 

 

Khánh Linh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline