Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 14:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Thái Nguyên: Tăng cường công tác phòng chống thiên tai

Thứ tư, 13/04/2022 08:04

TMO - Năm 2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 đợt thiên tai làm 6 người bị thương và gây thiệt hại về tài sản trên 21 tỷ đồng (tổng thiệt hại giảm nhiều so với năm 2020). Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của tỉnh và sự vào cuộc chủ động của các cấp, ngành. Đặc biệt, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đã phát huy tốt vai trò lực lượng nòng cốt tại cơ sở, hỗ trợ Nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vẫn còn một số hạn chế như: Cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm; nhiều hoạt động không thực hiện được theo kế hoạch đề ra; một số địa phương, đơn vị thực hiện chế độ thông tin, báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ và chính xác theo quy định…

(Ảnh minh họa)

Để nâng cao công tác phòng chống thiên tai năm 2022, UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu không được lơ là, chủ quan, công tác trực ban phải được thực hiện nghiêm túc; chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai; thông tin kịp thời, truyền tải thông tin dự báo, cảnh báo nhanh, hiệu quả tới cơ sở, người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Các cấp, ngành, lực lượng phòng chống thiên tai phải chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn đảm bảo an toàn cho người dân và các lực lượng phòng chống thiên tai, đặc biệt là tuyên truyền thực hiện phương châm “4 tại chỗ” + thông điệp 5K + vắc xin theo sổ tay hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.

Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó thiên tai phù hợp với tình hình mới; bố trí kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, nâng cấp các đường tràn, ngầm tràn; tu sửa, khắc phục các công trình phòng chống thiên tai; khôi phục sản xuất nông nghiệp; di dời các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các tình huống thiên tai có thể xảy ra ở các mỏ khai thác khoáng sản, các điểm khai thác mỏ vật liệu, khu vực có nguy cơ xảy ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất...

 

Bùi Hoàng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline