Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Tết của những “người lính” khí tượng

Thứ tư, 02/02/2022 07:02

TMO - Với những người đo gió, đếm mây để “bắt bệnh ông trời,” dù ở đồng bằng, miền sơn núi hay biển đảo, thì công việc trong ngày Tết vẫn "quay" như bao ngày bình thường khác.

Tết là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài vất vả ngược xuôi. Thế nhưng, với những người đo gió, đếm mây để “bắt bệnh ông trời,” dù ở đồng bằng, miền sơn núi hay biển đảo, thì công việc vẫn… quay theo 360 ngày.

Với những “người lính” khí tượng, Tết cũng không khác ngày thường. Ngay cả đêm giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, họ vẫn thay nhau làm việc, vẫn trực ca, lặng lẽ với công việc để người dân có thông tin thời tiết chính xác nhất.

Công tác quan trắc tại trạm khí tượng Song Tử Tây

Khí tượng thủy văn là ngành tương đối đặc thù, không có biên giới, vùng địa lý nên việc quan trắc khí tượng cũng không có giới hạn về thời gian. Việc quan trắc phải diễn ra liên tục 24/24, từ ngày tới đêm nên ngày lễ, không được dừng.

Tại Trạm Khí tượng Hải văn Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) những “người lính khí tượng” cho biết, trạm nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, xa đất liền nên hàng năm, trạm thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi rất nhiều hiện tượng thời tiết xấu, nhất là các cơn bão.

Các quan trắc viên làm việc tại trạm, mỗi người ở một địa phương khác nhau nhưng khi được phân công ra Trường Sa làm việc, tất cả đều gắn bó, chia sẻ, quý nhau như người thân của mình. Công việc hàng ngày của các quan trắc viên là ghi chép các số liệu bao gồm độ ẩm, sóng biển rồi quan trắc tầm nhìn ngang, các hiện tượng khí tượng, nhiệt độ mặt nước biển, bốc hơi, nhiệt kế khô, nhiệt kế ướt…

Tất cả những con số này được các quan trắc viên ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận, với độ chính xác tuyệt đối, sau đó sẽ chuyển về Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ. Cuối cùng, số liệu được gửi về Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia để các chuyên gia phân tích, xử lý thành bản tin dự báo thời tiết hằng ngày.

Những ngày này, không khí đón Tết rộn ràng nơi nơi, nhưng những “người lính” quan trắc khí thượng thủy văn, hải văn vẫn thay nhau làm việc, vẫn trực ca, lặng lẽ với công việc để người dân có thông tin thời tiết chính xác nhất.

Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, vào những ngày gần Tết, từng chuyến tàu lại mang “hương vị Tết” từ đất liền ra với các anh em trên đảo. Dù ở ngoài đảo nhưng Tết của những “người lính” khí tượng vẫn đầy đủ bánh chưng, thịt, giò như mọi nơi. Chỉ khác là không có sự náo nhiệt. Xung quanh chỉ có máy móc, thiết bị, sóng gió và biển trời bao la...

Với tinh thần đó, suốt hơn 10 năm qua, các quan trắc viên của trạm vẫn luôn tự thấy mình có một vinh dự rất lớn, đó là được góp sức nhỏ bé vào việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, của biển đảo quê hương, thông qua công việc quan trắc hằng ngày của ngành khí tượng thủy văn.

Chính vì thế, vào thời khắc giao thừa, cũng là thời khắc đón chào năm mới, các quan trắc viên của trạm, ai cũng muốn được thực hiện ca trực. Những số liệu quan trắc được, sau khi hoàn thiện sẽ nhanh chóng được gửi về đất liền để phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo, giúp mọi mọi người có thông tin thời tiết chính xác nhất.

 

 

Nguyễn Ngọc

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline