Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 16:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Tây Ninh triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường

Thứ hai, 12/02/2024 15:02

TMO - Tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống cho người dân, hướng tới phát triển bền vững.

Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ mét khối và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp.

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển vững chắc, đã xây dựng hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là các khu công nghiệp tập trung, trong đó Khu công nghiệp Phước Đông, Thành Thành Công thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hệ sinh thái rừng Tây Ninh có tính đa dạng sinh học cao với đại diện là Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, các khu rừng đặc dụng khác và hệ thống rừng phòng hộ, các hệ sinh thái trên cạn và đất ngập nước đặc trưng cho vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam bộ. Tỷ lệ che phủ rừng của Tây Ninh đến năm 2020 là 16,3%, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam bộ (sau Đồng Nai với 29% và Bình Phước 23,1%). Do đó, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các hình thức du lịch sinh thái gắn với bảo tồn hướng đến nền kinh tế xanh trong tương lai. Về đa dạng thành phần loài, các loài động thực vật rừng Tây Ninh có mức độ phong phú cao, nhiều loài quý hiếm, đặc hữu.

Công tác BVMT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục để nâng cao chất lượng môi trường. 

Năm 2022, Chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) của tỉnh Tây Ninh đạt giá trị 65,08, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành, trong đó Chỉ số nhóm I PEPI (nhóm các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT) đạt giá trị 46,5, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành, chỉ số nhóm 2 PEPI (Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống) đạt giá trị 18,57, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành.

Tuy nhiên, tỉnh Tây Ninh vẫn còn một số chỉ số đạt kết quả thấp bao gồm: Chỉ số thành phần tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường năm 2022: đạt 0,9%, đứng thứ 46/63; Chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn năm 2022: đạt 0%; Chỉ số thành phần tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung năm 2022: đạt 33,29%, đứng thứ 63/63; Chỉ số thành phần tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT năm 2022: đạt 50,45%, đứng thứ 40/63; Chỉ số thành phần tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT năm 2022: đạt 0,97%, đứng thứ 46/63 tỉnh, thành.

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tây Ninh còn nhiều thách thức như công tác bảo tồn các loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ; ô nhiễm môi trường do các hoạt động con người, nhất là vùng biên giới giáp Campuchia nước thải gây ảnh hưởng đối với hệ sinh thái thuỷ vực; tác động của một số loài ngoại lai xâm hại trong bối cảnh biến đổi khí hậu có thể ngày càng nghiêm trọng; nạn lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, và cháy rừng.

Nước thải từ các khu dân cư hầu hết chỉ được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại hoặc thải trực tiếp ra sông suối. Hiện nay, chỉ có thị trấn Dương Minh Châu và Bến Cầu có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nhưng phạm vi phục vụ vẫn còn hạn chế. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực còn lại trong tỉnh hiện nay vẫn chưa được thu gom và xử lý mà cho thải trực tiếp ra kênh, rạch, sông, suối gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Rác thải từ hoạt động nông nghiệp chưa được thu gom, xử lý triệt để, vẫn còn hiện tượng thải trực tiếp ra kênh, rạch, sông suối trong lưu vực gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Công tác kiểm soát và giám sát chặt chẽ các nguồn xả thải vào lưu vực hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tuy đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn phát sinh các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xử lý nước thải chưa đáp ứng theo quy định. 

Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn còn hạn chế gây ảnh hưởng tới cảnh quan và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất trồng mì, mía, cao su... sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với nhiều chủng loại khác nhau, các chế phẩm sinh học còn hạn chế nên đã gây tác hại không nhỏ cho đa dạng sinh học.

Địa phương này chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với công tác BVMT. 

Để công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chính như  đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định, chính sách mới của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan hành chính, các cấp của địa phương.

Cần rà soát, đánh giá, bảo đảm điều kiện về nguồn lực và nhân lực cần thiết để triển khai thi hành Luật BVMT. Đặc biệt là rà soát, chuẩn bị, hoàn thiện các điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp giải quyết thủ tục hành chính theo tinh thần dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thanh tra và lực lượng Cảnh sát môi trường.

Sớm ban hành quy định, kế hoạch để triển khai quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; bảo đảm các điều kiện thực thi theo lộ trình của Luật BVMT. Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm các mô hình công nghệ xử lý môi trường và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, tiến tới xử lý rác thải sinh hoạt bằng các giải pháp công nghệ hiện đại. Đa dạng hoá các loại hình công nghệ sử dụng và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng trên địa bàn tỉnh. Rà soát, tổng kết, phổ biến nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả đã được ứng dụng.

Thời gian tới, tỉnh Tây Ninh triển khai nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu và thực hiện các quy định về quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT chỉ đạo Trung tâm Quan trắc TN&MT phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, nhân sự và triển khai nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc môi trường.

Cùng đó, tỉnh yêu cầu rà soát toàn bộ hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, thay thế thiết bị đã xuống cấp, thường xuyên bị lỗi (nếu có) bảo đảm đáp ứng theo quy định của Thông tư số 10/2021/TT- BTNMT ngày 30.6.2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bảo đảm các yêu cầu về công tác quản lý số liệu, kiểm định, hiệu chuẩn, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động được quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.

Trong đó, Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Điều 33, 34 và 35 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT. Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục phải bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Điều 36, 37 và 38 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT. Đồng thời việc truyền dữ liệu phải đáp ứng các yêu cầu nhận, truyền và quản lý dữ liệu đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Điều 39 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.

Tỉnh Tây Ninh cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận hành hệ thống quan trắc tự động và số liệu quan trắc đã tiếp nhận, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các chủ nguồn thải và xử lý nghiêm khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các hành vi vận hành hệ thống nhận, truyền và quản lý số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục không đúng quy định. Mặt khác đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp tục hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục và hoàn thành đúng thời hạn theo quy định.

UBND cấp huyện phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp đã lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục thuộc địa bàn quản lý; đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục tiếp tục hoàn thành việc lắp đặt đúng thời hạn theo quy định.

Đối với Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, phối hợp với đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, doanh nghiệp đã lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục tiếp tục hoàn thành việc lắp đặt đúng thời hạn theo quy định. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục có trách nhiệm tăng cường kiểm soát tình hình kết nối tại các trạm quan trắc nước thải, khí thải tự động của đơn vị; chịu trách nhiệm về chất lượng của số liệu quan trắc tự động bảo đảm tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu truyền về Sở TN&MT để truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

 

 

Mai Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline