Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 04:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tây Ninh: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô

Thứ hai, 29/04/2024 17:04

TMO - Đợt nắng hạn tại Tây Ninh được ngành chuyên môn dự báo khả năng sẽ kéo dài đến giữa hoặc cuối tháng 5/2024, trước dự báo trên UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với tình trạng hạn hán, nguy cơ thiếu nước kéo dài.

Trong cao điểm mùa khô, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2023. Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, khối lượng nước được người dân sử dụng từ công trình cấp nước trong tháng 3 là 303.550m3, tăng hơn 29.000m3 so với cùng kỳ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh đã chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) kiểm tra, rà soát công tác khai thác, vận hành, cấp nước tại các công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, có các biện pháp chủ động ứng phó tại các công trình có nguy cơ thiếu nước do bị ảnh hưởng từ nắng hạn năm 2024.

Trung tâm NS&VSMTNT cho biết, qua rà soát, kiểm tra tại 73 công trình cấp nước tập trung nông thôn do đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành (phục vụ cấp nước sạch sinh hoạt cho 24.898 hộ dân), có 11 công trình đang hoạt động vượt công suất thiết kế, nguy cơ thiếu nước phục vụ cho người dân trong cao điểm mùa khô năm 2024.

Để chủ động trong công tác cấp nước phục vụ cho người dân, đơn vị đã phối hợp Chi cục Thuỷ lợi kiểm tra thực tế các hạng mục tại công trình có nguy cơ thiếu nước; đo lưu lượng cấp nước tại các hộ dân nằm ở khu vực cuối tuyến ống; lên kế hoạch thực hiện bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị tại công trình; nâng cấp cụm xử lý nước; mở rộng tuyến ống cấp nước đến các hộ dân; thay lọc cát, nâng cấp hệ thống lọc nhằm nâng công suất tăng khả năng khai thác. 

Trung tâm NS&VSMTNT phối hợp với Chi cục Thuỷ lợi kiểm tra thực tế các hạng mục tại công trình có nguy cơ thiếu nước, triển khai giải pháp đảm bảo cung ứng nguồn nước. Ảnh: NK. 

Tây Ninh hiện có 4 hồ chứa nước; trong đó, lớn nhất là hồ Dầu Tiếng, rộng hơn 27 km2, dung tích 1,58 tỷ mét khối nước, trải dài qua địa phận 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, có vai trò rất lớn về nông nghiệp trong vùng Đông Nam bộ. Cùng với đó là 10 trạm bơm điện, 1.759 tuyến kênh tưới, 365 tuyến kênh tiêu và 24 tuyến đê bao… phục vụ nhu cầu cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp cho khoảng 150.270 ha/3 vụ (khoảng 75% diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh).

Vụ Hè Thu 2024, dự kiến nông dân tỉnh Tây Ninh sản xuất khoảng 49.800 ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, nhờ các công trình thủy lợi được đầu tư đồng bộ, hiện trên địa bàn đã cung cấp nước tưới đến hơn 120.000 ha đất nông nghiệp. Do có lượng nước tưới qua các tuyến kênh trực tiếp tới đồng ruộng dồi dào, người dân không còn bơm nước ngầm nhiều đã giúp tăng lượng nước ngầm tự nhiên, theo đó, những khu vực chưa dù có tuyến kênh đi qua, người dân vẫn có thể lấy nguồn nước ngầm thuận lợi hơn những năm trước.

Trước tình trạng nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài, diễn biến khó lường trong thời gian tới, Sở NN&PTNT khuyến cáo người dân cần tiết kiệm trong sử dụng nguồn nước tưới, có chế độ tưới nước thông minh để làm giảm thất thoát nước. Đặc biệt, ngành nông nghiệp cũng sẽ tăng cường các biện pháp để giữ rừng đầu nguồn; kiên cố hóa kênh mương cũng như khuyến cáo bà con chuyển đổi cây trồng, cơ cấu lại vùng sản xuất và diện tích sản xuất các loại cây trồng, đảm bảo lợi thế cạnh tranh về điều kiện thổ nhưỡng cho từng loại cây trồng mới có thể sử dụng nước một cách ổn định lâu dài.

Ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu năm nay (Ảnh minh họa). 

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn, thiếu nước, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống cháy rừng trong mùa khô năm 2024: Theo dõi thông tin về tình hình khí tượng thủy văn, phương án bổ sung nguồn nước từ hồ chứa nước Phước Hòa về hồ chứa nước Dầu Tiếng; dự báo về nguồn nước, chất lượng nước tại hồ chứa nước Dầu Tiếng, Tha La và hệ thống kênh mương thủy lợi để vận hành công trình thủy lợi, điều tiết nước phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa, hệ thống kênh; cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hạn, thiếu nước, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; tính toán nguồn nước, chủ động xây dựng kế hoạch cấp nước vụ Hè Thu năm 2024.

Giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; nâng cao năng lực cấp nước, vận hành khai thác các công trình cấp nước tập trung, đảm bảo cấp nước sinh hoạt ổn định, liên tục cho người dân, cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác; tuyên truyền, vận động, phổ biến người dân chủ động áp dụng các giải pháp cấp, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm nước.

Phối hợp, đề xuất đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, công trình cấp nước tập trung; theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng (giai đoạn 2); Sửa chữa hồ chứa nước Tha La huyện Tân Châu; Trạm bơm Tân Long huyện Châu Thành; nạo vét hệ thống kênh mương,… để hoàn thành, đưa vào vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Thực hiện công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng, có phương án chủ động nguồn nước, bố trí sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời và có hiệu quả nếu xảy ra cháy rừng. Truyền thông, thông tin kịp thời, chính xác về tình hình nắng nóng, hạn để nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

 

 

Đức Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline