Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 08:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Tập tục thờ cúng ngày Tết của người Mường ở Hòa Bình

Thứ sáu, 31/01/2025 16:01

TMO – Tập tục mâm cơm cúng ngày Tết của người Mường ở Hòa Bình có những độc đáo riêng, bởi các món được làm đơn sơ, mộc mạc, Việc cúng lễ phải nhờ đến thầy Mo và các thành viên lớn tuổi trong gia đình, họ gửi các lời cầu nguyện một năm xung túc, an lành.

Tập tục cúng tổ tiên của người Mường ở Hòa Bình trong dịp Tết Nguyên đán là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời phản ánh một phần bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường nơi đây.

Trong những ngày Tết, người Mường thường chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên rất chu đáo. Lễ vật thường là xôi ngũ sắc, gà luộc, thịt lợn luộc, cá suối nướng, cá suối đồ, rau rừng, canh măng, rượu cần... Mâm cúng được bày biện trang trọng trên bàn thờ tổ tiên.

Khi cúng, thầy cúng sẽ đọc những lời khấn cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu một năm mới an khang, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Con cháu trong gia đình cũng thành tâm cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

Mâm cơm cúng trong ngày Tết của người Mường ở Hòa Bình.

Lễ cúng tổ tiên của người Mường không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Tết Nguyên đán của người Mường ở Hòa Bình không chỉ là dịp để vui chơi, mà còn là thời điểm để họ nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị cho một năm mới. Theo quan niệm của người Mường, Tết Nguyên đán bắt đầu từ khi người nông dân cất cái bừa, kết thúc việc cầy ải, vỡ đất đưa nước vào ruộng trong năm cũ cho đến lúc mùa xuân nắng ấm xuống đồng bắt đầu mùa vụ mới.

Tết Nguyên đán (cách gọi của người Mường là Tết Năm mới) bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp của năm cũ đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng của năm mới. Người Mường ở Hòa Bình thường tổ chức lễ cúng gia tiên trang trọng trong những ngày Tết Nguyên đán. Lễ cúng kéo dài từ 30 tháng Chạp đến hết mùng 3 tháng Giêng và được thắp hương trong suốt những ngày này.

Thầy cúng gửi lời của gia chủ tới các thần linh khi hành lễ.

Trong nghi lễ cúng gia tiên, thầy cúng dùng tràng hương thực hiện nghi thức mời gia tiên của gia chủ ở những nơi được chôn cất. Tục lệ này của người Mường là mời đích danh tổ tiên chứ không mời chung chung như các dân tộc khác. Đồng thời, mỗi đời tổ tiên được sắp xếp một mâm thờ riêng, do đó, người Mường phải sắp xếp, bầy biện nhiều mâm cúng.

Trong quá trình hành lễ, thầy cúng mời thổ công, Thành Hoàng Làng rồi lần lượt đến các vị tổ tiên từ đời cao nhất đến đời gần nhất (ít nhất là 3 đời) về nhà ăn Tết.

Sau khi mời tổ tiên về và khấn lễ xong, thầy cúng lại mời tổ tiên về đúng nơi an nghỉ. Sau 10 tuần hương, con cháu mới được xin hạ lễ. Điều này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho các con cháu trong nhà, dòng họ, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, về nơi chôn cất của tổ tiên.

Ngoài lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán, người Mường cũng tổ chức nhiều nghi lễ khác như lễ hội mừng cơm mới, các lễ hội mùa xuân, hay lễ cúng thần linh, lễ hội xuống đồng (lễ hội khai hạ) thể hiện sự kết nối giữa con người và các thế lực tâm linh trong cuộc sống hằng ngày.

Độc đáo Lễ mừng cơm mới của đồng bào người Mường. Ảnh: Hoàng Tâm.

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những nét văn hóa độc đáo, mang đậm tính tâm linh và truyền thống. Thông qua lễ cúng, người Mường không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh thần đoàn kết gia đình và cộng đồng.

Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường ở Hòa Bình, giúp kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, để mỗi thế hệ luôn nhớ về cội nguồn, bảo vệ và gìn giữ bản sắc riêng có của dân tộc mình.

 

 

XUÂN THÀNH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline