Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tập trung ứng phó với mưa lũ, sụt lún, sạt lở đất tại Tây Nguyên

Chủ nhật, 06/08/2023 07:08

TMO - Tình hình sạt lở đất đá ở Tây Nguyên đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Điển hình là vụ sạt lở đất tại TP. Đà Lạt, tại đèo Bảo Lộc rồi vấn đề an toàn hồ đập, sụt lún tại một số điểm tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk. Thực tế này đòi hỏi các địa phương cần tập trung ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập. 

Đề cập đến nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa thiệt hại đối với tình trạng sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh, việc sạt lở đất đá ở Tây Nguyên vừa qua gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân và nhà nước.

Cụ thể, những sườn núi, sườn đồi tự nhiên thì sự phong hoá đất đá xảy ra từ từ và đất đá cũng trượt lở một cách từ từ để tạo nên các sườn dốc tự nhiên và ổn định. Khi chúng ta cần không gian để phát triển, có các hoạt động thay đổi bề mặt, ví dụ như chuyển đất rừng thành đất để trồng cây hay san gạt đất để làm nhà, làm đường, xây dựng các hồ chứa nước, đập, thuỷ điện. Khi đó, các cấu trúc bề mặt đất đã thay đổi và khi có lượng mưa lớn thì nguy cơ sạt lở sẽ lớn hơn.

Các địa phương khu vực Tây Nguyên cần tập trung ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là tình trạng sạt lở đất. Ảnh: LV. 

Lãnh đạo Bộ TN&MT cũng đưa ra 3 hiện tượng có thể gây nên sạt lở đất để người dân có thể lưu ý và phòng tránh. Cụ thể: Xuất hiện những tiếng nổ lớn trong lòng đất; Những vết nứt lớn xuất hiện; cây cối trên sườn đồi, sườn dốc nghiêng theo một hướng. Khi xuất hiện những hiện tượng này người dân và lực lượng tại địa phương tiếp tục theo dõi. Nếu có nguy cơ sạt lở đất lớn thì có thể di dời.

Hiện nay, về nhận thức cũng như các hành động cụ thể, đặc biệt là các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu nạn tại các địa phương, đều đã có những tài liệu, bản đồ về các điểm nguy cơ sạt lở cao tại địa phương mình. Lực lượng thanh niên xung kích phòng chống thiên tai cũng được đào tạo để có thể rà soát trước những trận mưa lớn, những điểm, những dấu hiệu như tôi đã nói ở trên để có thể cảnh báo cho người dân di dời nếu cần thiết. Về cảnh báo, dự báo lượng mưa hiện nay, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn đã tổ chức thực hiện với độ chi tiết đến từng các ô 1 x 1 km với những trang thiết bị quan sát tự động và cảnh báo kịp thời.

Thời gian tới, Luật Phòng thủ dân sự đã được Quốc hội thông qua, khi triển khai Luật này chúng ta sẽ có lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương. Đây là lực lượng sẽ được tổ chức đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn để có thể cùng với nhân dân và các cơ quan trên địa bàn theo dõi, giám sát các dấu hiệu để có thể cảnh báo sớm, tránh những thiệt hại về người và tài sản.

Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng tại khu vực Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 725 chỉ đạo rất sát sao các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục theo dõi, giám sát, khắc phục những thiệt hại cũng như chỉ đạo các tỉnh và địa phương khác có những hành động quyết liệt hơn trong việc theo dõi, giám sát để cảnh báo nhân dân những hiện tượng nguy hiểm.

Tại tỉnh Đắk Nông, hiện có 3 điểm đã xảy ra hiện tượng sạt trượt, dịch chuyển và đang diễn biến phức tạp. Cụ thể là tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa); bon Bu Krắk, xã Quảng Trực (Tuy Đức); đập hồ chứa nước Đắk N’ting, xã Quảng Sơn (Đắk Glong). UBND TP. Gia Nghĩa đường Hồ Chí Minh hiện sập trên 3m so với mặt đường cũ. Vết sập kéo dài, rộng và sâu hơn ngày 4/8 rất nhiều. Nguy cơ đứt gãy trong những ngày tới là rất cao. Thành phố đã di dời 16 hộ dân ở vùng phía dưới điểm sạt lở và đang tuyên truyền người dân khu vực biết, có biện pháp phòng chống.

Đường Hồ Chí Minh đoạn qua phường Nghĩa Thành TP Gia Nghĩa, đã bị sạt trượt nghiêm trọng. Ảnh: TPO 

Tại khu vực bon Bu Krắk, sáng ngày 5/8 đã phát sinh thêm một vệt nứt mới, kéo dài khoảng 70 - 80m.  UBND huyện Tuy Đức cho biết, khu vực nứt ở phía sau vườn nhà người dân. Huyện Tuy Đức đã di dời thêm 10 hộ với 33 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện UBND huyện Đắk Glong đã di dời toàn bộ các hộ dân ở vùng hạ du ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng đang theo dõi 24/24 giờ để kịp thời huy động nhân lực, vật lực triển khai các giải pháp trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung vào 3 điểm có nguy cơ sạt trượt cao nói trên. Với quan điểm an toàn tính mạng của người dân là trên hết, các đơn vị, địa phương phải tập trung rà soát, kịp thời di dời người dân ra khỏi nơi có nguy cơ, đến nơi an toàn. Trong đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương đặc biệt quan tâm đến các khu vực dân cư, đường giao thông, hồ đập. Có như vậy, người dân mới kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động cùng các cơ quan, đơn vị làm tốt phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng” trong phòng, chống thiên tai.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh hiện có 163 vị trí bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở; 94 hộ đã được di dời đến nơi an toàn trong đợt mưa lũ vừa qua, 150 hộ cần tiếp tục di dời khi có mưa lớn xảy ra. Trong số đó, riêng thành phố Đà Lạt có 60 điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở, huyện Đam Rông có 33 vị trí, huyện Đạ Huoai có 22 vị trí, Di Linh có 21 vị trí. Các địa phương đang tiếp tục tổ chức rà soát các vị trí đã bị sạt lở và có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết di dời người dân ở những vị trí có nguy cơ cao trong cao điểm mùa mưa lũ.

Thời gian qua địa phương này liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất, bờ taluy gây nhiều thiệt hại về người và tài sản như các vụ sạt lở đất trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong tháng 6, sạt lở tại đèo Bảo Lộc (thuộc Quốc lộ 20) vào ngày 30/7 mới đây. Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, sạt trượt đất trong mùa mưa bão; kiểm tra, di dời người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở; tổ chức đánh giá mức độ nghiêm trọng và triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả nhanh chóng khi sự cố xảy ra, điển hình như vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc.

Để tiếp tục tập trung ứng phó với mưa lũ, sụt lún, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và các địa phương khác ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng tại các công điện ngày 1/7/2023, ngày 31/7/2023 và văn bản ngày 2/8/2023, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai lực lượng rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn dân cư, an toàn hồ đập trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra sự cố mất an toàn hồ đập gây thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.

Bộ NN&PTNT (cơ quan thường trực BCĐ quốc gia về phòng, chống thiên tai) phân công 1 Thứ trưởng chủ trì, phối hợp với các Bộ: TNMT, GTVT, Công Thương, Xây dựng khẩn trương kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng ngừa, khắc phục thiên tai tại khu vực Tây Nguyên, nhất là công tác bảo đảm an toàn dân cư, an toàn hồ đập, sạt lở, sụt lún đất ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; cử chuyên gia có kinh nghiệm hỗ trợ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông nghiên cứu, đánh giá về mức độ an toàn của các hồ Đông Thanh (tỉnh Lâm Đồng), Đắk N'Ting (tỉnh Đắk Nông) để có biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm an toàn công trình và an toàn dân cư.

 

 

 

Thu Thủy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline