Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 17:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Tập trung phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Thứ năm, 07/07/2022 12:07

TMO – Từ tháng 7 đến tháng 10 là thời gian cao điểm về dịch bệnh sốt xuất huyết nên các địa phương (đặc biệt là khu vực phía Nam) cần tập trung nguồn lực phòng, chống, ngăn chặn dịch bùng phát.

Theo chuyên gia, số ca nhiễm sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam có thể tiếp tục tăng do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt tạo thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết. Trước thực trạng này, ngành chức năng và các địa phương đã tuyên truyền, kêu gọi mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy chung tay thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, theo đó, dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi.

Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn,… đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đối với người bệnh sốt xuất huyết được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trở nặng như: đau bụng nhiều và liên tục; nôn ói nhiều, nôn ra máu; chảy máu chân răng; chân tay lạnh, bồn chồn, vật vã, lừ đừ, li bì… cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Người dân chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tại tỉnh Bình Dương, “Cộng đồng cùng chung tay phòng bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng”, đó là thông điệp của chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường vừa được các địa phương trong tỉnh Bình Dương đồng loạt tổ chức. Chiến dịch góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi thói quen vệ sinh cá nhân, môi trường của người dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành y tế tỉnh, vẫn còn tình trạng thờ ơ với chiến dịch, coi chiến dịch như phong trào, thực hiện hình thức, qua loa tại một số đơn vị, địa phương.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận trên 2 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, so với cùng kỳ năm 2021 giảm nhưng số ca tử vong tăng là 5 ca. Các địa phương có số ca mắc, tử vong cao là TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TX. Tân Uyên, TP. Thủ Dầu Một, TX. Bến Cát.

Tại tỉnh Đồng Nai, địa phương này cũng đã ghi nhận ca tử vong thứ 6 do sốt xuất huyết. Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai nhận định, năm nay, độc tố sốt xuất huyết nguy hiểm hơn, nguy cơ dịch bệnh bùng phát phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền người dân phòng chống sốt xuất huyết đã được tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh như: dọn dẹp nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, đậy kín các vật dụng chứa nước, diệt muỗi, ngủ màn... Khi có dấu hiệu sốt cao mà không hạ, đau đầu, mệt mỏi thì bện nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tại tỉnh Long An, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Long An cũng đang diễn biến phức tạp, dự báo có nguy cơ bùng phát mạnh do đang vào mùa mưa, chỉ số côn trùng tăng cao. Bên cạnh đó, các bệnh mùa hè như tay chân miệng, sởi, cúm, viêm não Nhật Bản,… cũng có nguy cơ bùng phát mạnh. Trước tình hình trên, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An đã yêu cầu Sở Y tế, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, các bệnh mùa hè hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dân.

Cụ thể, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Y tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả; chỉ đạo các Trung tâm Y tế tham mưu Uỷ ban Nhân dân cấp huyện khẩn trương triển khai ngay các đợt chiến dịch diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt côn trùng. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh lập kế hoạch lấy mẫu bệnh phẩm, điều trị bệnh nhân, chuyển tuyến kịp thời đối với các trường hợp nặng, thông báo cho Trung tâm Y tế gần nhất để kịp thời kiểm tra, xử lý ổ dịch. Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông nhằm vận động mọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân cách tự xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi vào đẻ trứng, các biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh.

Theo giới chuyên gia, hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Thời tiết chuẩn bị bước vào mùa mưa, nếu người dân không dọn sạch các vật dụng đọng nước, đậy kín lu chứa nước, vệ sinh môi trường thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, kéo theo nhiều ca bệnh sốt xuất huyết xuất hiện. 

Để phòng chống bệnh bệnh sốt xuất huyết, người dân cần dọn dẹp sạch sẽ, tạo không gian thoáng đãng ở nơi làm việc, sinh sống từ trong nhà đến xung quanh nhà; không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi (lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối… để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng). Người dân có thể sử dụng bình xịt, nhang muỗi, thuốc xịt hoặc thoa để xua muỗi, mặc quần áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.

 

 

Khánh Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline