Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 22:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống người dân

Thứ ba, 11/06/2024 08:06

TMO - Các tỉnh, thành phố tại vùng núi, trung du Bắc Bộ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Mưa lớn từ ngày 8-10/6 đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân. Trước tình hình đó, tại Công điện số 57/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc vùng núi, trung du Bắc Bộ huy động lực lượng tập trung tìm kiếm những người bị mất tích, cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người bị nạn, nhất là những gia đình chính sách, hộ bị mất nhà cửa, gia đình neo đơn, hộ nghèo, khó khăn. 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng ngày 14-17/6, khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, trong đó khu vực trung du và vùng núi có khả năng xảy ra các đợt mưa vừa, mưa to. Các tỉnh, thành phố tại khu vực này cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Tiếp tục tổ chức rà soát, di dời, sơ tán ngay người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu; bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.

Các địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ. Ảnh: TTX. 

Tại các địa phương, ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan chức năng thuộc các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi mưa lớn đã trực tiếp đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; thăm hỏi gia đình có người bị chết, huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ nhân dân khắc phục nhà cửa, cây trồng, vật nuôi... để ổn định cuộc sống và sản xuất. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh.

Các địa phương chủ động có biện pháp, sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Đồng thời, bố trí lực lượng kiểm tra, rà soát, khơi thông dòng chảy; tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông, nhất là qua cầu, ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; duy trì 24/24 giờ lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. 

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 18 giờ ngày 10/6, mưa lớn đã làm 4 người chết (Hà Giang 3 người, Lào Cai 1 người) và 1 người mất tích (Lai Châu) với nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Mưa lớn từ ngày 8-10/6 tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Giang và thành phố Hải Phòng đã làm 2.364 nhà bị ngập nước, thiệt hại; 2.387 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 157 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng; 733 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều điểm bị sạt lở, ngập lụt với tổng khối lượng trên 18.086m3 đất, đá, bêtông. 

Mưa lũ đã làm sạt lở đất đá với khối lượng lớn khiến giao thông tạm thời bị chia cắt tại một số tuyến đường ở huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai). Cụ thể, tuyến đường nối từ thị trấn Mường Khương đi huyện Si Ma Cai đoạn qua thôn Lũng Pâu, xã Tung Chung Phố bị sạt lở taluy dương quốc lộ 4D tại Km197 với khối lượng khoảng 200 m3.

Đồng thời cần tiếp tục chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian tới. Ảnh: TTX. 

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, từ đêm 9/6 đến chiều 10/6, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra lũ ống, lũ quét, gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại nhiều địa phương. Mưa lũ đã khiến 3 người chết, thiệt hại ban đầu ước tính đến chiều 10/6 là trên 24 tỷ đồng.

Mưa lớn kéo dài suốt trong đêm mùng 9 và chiều 10/6 khiến hàng nghìn ngôi nhà bị thiệt hại, hư hỏng, trong đó riêng thành phố Hà Giang có trên 1.000 ngôi nhà bị ngập nước, đồ đạc bị cuốn trôi. Tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hàng chục ngôi nhà tốc mái, nhiều nhà bị hàng chục mét khối đất đá tràn vào, nhiều nhà khác bị sập hoàn toàn. Mưa lớn kéo dài nhiều giờ cũng gây thiệt hại về nông nghiệp.

Tại thành phố Hà Giang và các địa phương, mưa to ngập úng khiến trên 200 ha hoa màu các loại bị hư hỏng nặng. Nhiều ao cá bị nước tràn vào khiến cá trôi hết. Nhiều chuồng trại chăn nuôi gia súc bị hư hỏng, hàng trăm con gia súc, gia cầm bị chết do mưa lũ. Tại huyện Vị Xuyên, mưa kéo dài cùng với lũ lớn đã khiến 2 cây cầu treo tại xã Thuận Hòa và xã Thanh Thủy bị cuốn trôi. Nhiều tuyến đường giao thông từ thành phố Hà Giang đi 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn bị tắc cục bộ, đến nay các phương tiện giao thông vẫn chưa thể qua lại được.

Trên tuyến đường từ huyện Mèo Vạc đi các xã biên giới và tuyến đường từ huyện xuống sông Nho Quế, hàng trăm mét khối đất đá sạt lở tràn xuống lòng đường. Tại thành phố Hà Giang, mưa lũ khiến 4 trường mầm non, tiểu học bị ngập hoàn toàn tầng 1. Nhiều cột điện bị nghiêng, hư hỏng. Hàng trăm phương tiện gồm ô tô, xe máy bị ngập chìm trong nước. Nhiều đồ đạc như ti vi, tủ lạnh, đồ dùng cá nhân bị cuốn lũ cuốn trôi…

Hiện nay, lượng mưa trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã giảm, mực nước trên sông Lô cũng đã xuống, các khu vực úng ngập, nước cũng đã thoát dần nhưng để lại hậu quả hết sức nặng nề. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang đã huy động gần 600 cán bộ, chiến sĩ khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống; đồng thời di dời khẩn cấp người dân ở những nơi có nguy cơ sạt lở đất, ưu tiên số 1 là bảo đảm an toàn về người; hỗ trợ, hướng dẫn người dân đi qua các điểm xung yếu, sạt lở, bảo đảm an toàn khi lưu thông.

Để bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến đường, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố triển khai công tác công tác khắc phục sự cố, huy động tối đa máy móc, trang thiết bị và nhân lực hót dọn sạt lở ta luy dương, đất bùn tràn mặt đường, khơi thông hệ thống thoát nước; tại các vị trí tắc đường, xử lý khắc phục bảo đảm thông xe nhanh nhất. Bên cạnh đó, tập trung kiểm tra, rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún, đảm bảo an toàn các công trình, an toàn dân cư trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; có phương án bố trí phương tiện, thiết bị để kịp thời hỗ trợ người dân đi qua các khu vực ngập lụt.

Hiện Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh; chủ động có biện pháp, sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn; bố trí lực lượng kiểm tra, rà soát, khơi thông dòng chảy; tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các cầu, ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; duy trì 24/24 giờ lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.../

 

 

Hồng Ngát 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline