Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 04:11
Thứ sáu, 04/11/2022 11:11
TMO - Việt Nam cùng nhiều quốc gia hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Do đó, doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào nhiều thị trường mới về hàng hóa và dịch vụ môi trường, thị trường nguyên liệu thứ cấp, các sản phẩm xanh thân thiện môi trường, trái phiếu xanh, tín dụng xanh, việc làm xanh, thị trường carbon.
Để đạt được các mục tiêu cam kết mạnh mẽ tại COP26, Chính phủ đã ban hành Quyết định 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, và theo đuổi nền kinh tế xanh đã, đang và sẽ là một trong những trọng tâm ưu tiên trong các chương trình hành động của Chính phủ, từ đó tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi để thích ứng kịp thời. Ngược lại, cộng đồng doanh nghiệp cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, bởi thông qua mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn, bền vững, doanh nghiệp sẽ đóng góp đáng kể vào giảm phát thải carbon, hướng tới sản xuất – tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
Cánh rừng ngập mặn ở Thừa Thiên - Huế.
Theo giới chuyên gia, tăng cường hợp tác công-tư, kết nối hiệu quả nguồn lực của các bên liên quan là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để rút ngắn hành trình đến mục tiêu Net Zero. Hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tích cực thúc đẩy thực hành mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, hành động chống biến đổi khí hậu. Hành trình hướng đến “net zero” vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp, khi những doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng nhiều lợi thế từ kịp thời nắm bắt sự thay đổi trong các quy định pháp luật, từ việc định vị doanh nghiệp là một thương hiệu xanh phù hợp với nhận thức và tư duy tiêu dùng đang thay đổi của người tiêu dùng, và nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ mới và thâm nhập thị trường mới.
Đồng thời, đưa ra những dự báo về tiềm năng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới; khuyến nghị để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng tiếp cận và năng lực công nghệ nhằm chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn; kinh nghiệm trong kết nối, đẩy mạnh sự tham gia của các mắt xích trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp vào các hoạt động thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn; khuyến nghị để phát triển tốt hơn nguồn tài chính xanh cho các hoạt động hướng tới kinh doanh bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phạm Yến
Bình luận