Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 17:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ năm, 11/07/2024 08:07

TMO – Trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Hải Phòng có mức tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất với 10,32%, gấp 1,6 lần bình quân chung cả nước, đứng thứ 5 cả nước, thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng và đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương.

Hàng loạt địa phương đã công bố kết quả tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 và cơ bản, tốc độ tăng trưởng có chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều địa phương (cấp tỉnh) có mức tăng trưởng thấp hoặc trung bình thì 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá và cao. Đơn cử như tỉnh Bắc Giang tăng 14,14%, tỉnh Khánh Hoà tăng 12,73%, Thanh Hoá tăng 11,49%, Hà Nam tăng 10,35%, Trà Vinh tăng 10,27%, Hải Dương tăng 10%).

Du lịch và dịch vụ là những lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương.

Hà Nội (6,0%)

Đối với mức tăng trưởng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương, theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I tăng 5,53%; quý II tăng 6,44%). Tăng nhẹ so với mức tăng 5,86% của cùng kỳ năm 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,1%; chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng 13,1%. Riêng quý II-2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,1% là chuyển biến mang tính tích cực, thể hiện sự phục hồi của công nghiệp Thủ đô.

6 tháng đầu năm, Hà Nội thu hút 1,165 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; trong đó đăng ký cấp mới 120 dự án với số vốn 1,036 tỷ USD; bổ sung tăng vốn đầu tư 78 dự án, với 55 triệu USD; 104 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, với giá trị 74 triệu USD. Xuất khẩu tiếp tục lấy lại đà đi lên và tăng ấn tượng, với giá trị kim ngạch trong 6 tháng năm 2024 đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt kim ngạch xuất khẩu 5,2 tỷ USD, tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 3,7 tỷ USD, tăng 6,1%. Một số nhóm hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng là: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện (đạt 1,256 tỷ USD, tăng 13,6%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 1,069 tỷ USD, tăng 29,5%); máy móc thiết bị và phụ tùng (đạt 1,05 tỷ USD, tăng 7%); hàng nông sản (đạt 836 triệu USD, tăng 58,5%)...

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,14 triệu lượt, tăng 52,6% (bao gồm 2,21 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú). Đây là yếu tố quan trọng, góp phần tận dụng tiềm năng tổng hợp trên địa bàn, kích đẩy nhu cầu tiêu dùng, nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch và các loại hình dịch vụ liên quan vào GRDP.

Hải Phòng (10,32%)

Trong 6 tháng đầu năm 2024, TP. Hải Phòng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế so với cùng kỳ năm 2023. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố đạt 10,32%, gấp 1,6 lần bình quân chung cả nước, đứng thứ 5 cả nước, thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng và đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng kỳ vọng, như: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 15,24%; thu ngân sách nhà nước đạt hơn 60.800 tỷ đồng, tăng 34,77% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa ước 29.862 tỷ đồng, tăng 100,09% so với cùng kỳ, đạt gần 80% dự toán Trung ương giao và hơn 66% dự toán HĐND TP giao; thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 1,55 tỷ USD....

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Hải Phòng ước đạt trên 1.551 triệu USD, đạt 77,58% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,214 tỷ USD, tăng 28,87% so với cùng kỳ, bằng 51,26% kế hoạch năm. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 75,7 triệu tấn, tăng 9,03% so với cùng kỳ. Số lượng khách du lịch đến TP Hải Phòng ước đạt trên 4.270 nghìn lượt, tăng 16,25% so với cùng kỳ.

Đà Nẵng (5,0%)

Tổng sản phẩm quý 2 năm 2024 ước tăng 8,35% so với cùng kỳ năm 2023. Với mức tăng 8,35% trong quý II/2024, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Đà Nẵng ước tăng 5,0%, cao hơn mức tăng 3,48% của cùng kỳ năm 2023 và cao hơn mức tăng bình quân 3,54% của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2020-2024.  Khu vực thương mại và dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của thành phố.

Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến Đà Năng đã đạt mức tăng ấn tượng và vượt cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 5,1 triệu lượt (tăng 25,6% so với cùng kỳ); trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt (tăng 40,3% so với cùng kỳ), khách trong nước đạt 3,1 triệu lượt (tăng 17,7%). Tổng số khách khu dịch do cơ sở lữ hành phục vụ 6 tháng ước đạt 636 nghìn lượt, trong đó khách quốc tế đạt 222 nghìn lượt (tăng 37,3%), khách trong nước đạt 383 nghìn lượt.

TP. HCM (6,46%)

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế của TP. HCM đạt 6,46% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước là 6,42%. Mức này cũng tăng hơn so với mức tăng 3,55% trong 6 tháng năm 2023. Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp nhiều nhất với 4,34 điểm phần trăm, đồng thời có mức tăng trưởng cao nhất trong các khu vực, đạt 7,26%. Đáng lưu ý, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn thành phố tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây.

Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,2%, lưu trú và ăn uống tăng 8,1%, dịch vụ lữ hành tăng 63,3% và dịch vụ khác tăng 7,2% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 22,56 tỉ đô la Mỹ, tăng 13,1% so cùng kỳ. Ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt 27,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,6% so cùng kỳ.

Cần Thơ (5,73%)

Tổng sản phẩm trên địa bàn Cần Thơ tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2023; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi, tăng cao các mặt hàng chế biến phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 6 tháng ước tăng 6,08% so với cùng kỳ. Tình hình thương mại và dịch vụ có nhiều thuận lợi, các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, hoạt động lưu trú, du lịch lữ hành tăng đáng kể, có nhiều khởi sắc. Việc giám sát đầu vào vật tư nông nghiệp được tăng cường, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp bằng hình thức trực tuyến. Công tác quản lý Nhà nước về đô thị, xây dựng, đất đai, môi trường đạt nhiều kết quả tích cực; môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện.

Trước đó, phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và biểu dương một số tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, nhiều địa phương, trong đó có các “đầu tàu” kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng thấp, không như kỳ vọng. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong những tháng cuối năm 2024.

 

 

BẢO HÂN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline