Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Tăng cường xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Thứ năm, 09/06/2022 20:06

TMO - UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo về kết quả triển khai chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn thành phố.

Theo đó, trong quý I/2022 (Từ 15/12/2021 - 15/3/2022), Công an thành phố đã phát hiện, xử lý 661 vụ việc, 667 cá nhân, 7 tổ chức vi phạm về xây dựng, môi trường đô thị; xử phạt thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng. Sở phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông Vận tải xử phạt 73 trường hợp lôi kéo bùn đất gây mất an toàn giao thông, vệ sinh đường bộ, xử phạt thu nộp ngân sách 397 triệu đồng.

Lực lượng chức năng xử lý các phương tiện gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Xuân Tiến 

Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị đã tiến hành kiểm tra 2.711 công trình; qua đó, phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý 36 trường hợp có vi phạm và đã xử lý dứt điểm 19/36 trường hợp vi phạm, đang tiếp tục xử lý các trường hợp còn lại. UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 168 quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 820 triệu đồng.

Ngoài ra, Thanh tra Sở Xây dựng đã tổ chức 19 cuộc kiểm tra; qua đó, phát hiện, lập hồ sơ và ban hành 9 quyết định xử phát hành chính trong xây dựng với tổng số tiền 260 triệu đồng. Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập danh sách hậu kiểm công tác bảo vệ môi trường đặc biệt đối với các dự án, công trình thi công xây dựng trên địa bàn các quận nội thành để triển khai trong năm 2022.

Về kết quả thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2017 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ, theo báo cáo từ 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, tính đến hết năm 2021 còn 316 bếp than tổ ong, đã loại bỏ được 54.176 bếp (giảm 99,42% so với năm 2017).

UBND thành phố tăng cường các biện pháp quản lý đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng 

Theo kết quả thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định, hiện tượng đốt rơm rạ tiếp tục xảy ra sau thu hoạch vụ Hè Thu năm 2021 ở một số quận/huyện, tỷ lệ phần trăm trung bình đốt rơm rạ vụ Hè Thu năm 2021 là 3,6%, cao hơn cùng thời điểm vụ Hè Thu năm 2020 – chỉ khoảng 2,2%.

Thời gian qua để kiểm soát, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng ô nhiễm trên địa bàn Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TNMT) đã tiến hành rà soát, kiểm tra, xác định cụ thể để xử lý hàng loạt “điểm đen” về ô nhiễm trên địa bàn.

Nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí,  thành phố đang quản lý vận hành 34 trạm quan trắc không khí, 1 xe quan trắc không khí lưu động tự động liên tục Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.

Đồng thời, đang tập trung hoàn thiện dự án đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động trên địa bàn Thành phố, trong đó đầu tư 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định, tích hợp 3 thiết bị quan trắc phóng xạ hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2022-2024.

Thành phố đảm bảo vận hành đồng bộ hệ thống quan trắc chất lượng môi trường 

Bên cạnh đó, Sở TN&MT đã tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, quận huyện thị xã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường như: Loại bỏ cơ bản 100% bếp than trong sinh hoạt, kinh doanh; Trồng gần 2 triệu cây xanh; Tăng cường cơ giới xe quét, hút bụi trong công tác vệ sinh môi trường; Quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện che chắn công trình khi phá dỡ, xây dựng; Yêu cầu các xe vận chuyển phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thùng kín, không bị rò rỉ...

 

Lê Kiên 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline