Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 15:04

Tin nóng

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Thứ tư, 16/04/2025

Tăng cường năng lực ứng phó, xử lý sự cố môi trường

Thứ hai, 10/03/2025 06:03

TMO - Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, tuy nhiên kéo theo đó là những thách thức trong vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên. Trước thực tế trên, các cấp, các ngành của tỉnh đã tích cực tăng cường năng lực ứng phó, xử lý sự cố môi trường nhằm giảm thấp nhất những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Dương đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng triển khai các giải pháp phòng tránh, ứng phó kịp thời, yêu cầu các cơ sở sản xuất khắc phục hậu quả của các sự cố môi trường do các cơ sở gây ra trên địa bàn; Tăng cường nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường cấp huyện, xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, Sở đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có nguồn thải lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục các ngành nghề, vùng địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh và các giải pháp phòng ngừa xử lý

Trong giai đoạn 2024-2030, Bình Dương tập trung hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo sớm và nâng cao năng lực xử lý sự cố môi trường. Là tỉnh có thế mạnh về phát triển công nghiệp, đô thị, ngành công nghiệp hiện chiếm gần 65% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa diễn ra nhanh đã gia tăng một lượng lớn chất thải, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Để xử lý chất thải, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều nhà máy, khu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt; bên cạnh mặt tích cực cũng gây áp lực lớn cho công tác quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải của tỉnh.

Để chủ động phòng ngừa và ứng phó kịp thời, hiệu quả với sự cố chất thải, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, đồng thời tổ chức diễn tập nhằm nâng cao khả năng xử lý thực tế.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, các tình huống ứng phó tập trung vào 3 loại sự cố chính: Chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (Chủ động phòng ngừa, kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả). Khi sự cố xảy ra, tùy từng loại chất thải sẽ có biện pháp xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Đối với chất thải rắn, lực lượng tại chỗ được huy động để đắp bờ, đào rãnh, xây bể chứa tạm, ngăn chặn nguy cơ phát tán.

Các lực lượng diễn tập ứng phó với sự cố tràn dầu. (Ảnh: TT). 

Trường hợp sự cố liên quan đến chất thải lỏng sẽ triển khai bịt lấp khu vực rò rỉ bằng bao cát, đất hoặc vật liệu sẵn có, đồng thời sử dụng hệ thống bơm hút chất thải về bể chứa, hồ sự cố. Riêng sự cố chất thải khí, các đơn vị chức năng sẽ áp dụng công nghệ hấp thụ bằng than hoạt tính, hợp chất zeolit (một khoáng chất silicat nhôm), dung dịch kiềm hoặc các phương pháp hiện đại như UV, Plasma nhằm giảm thiểu khí độc, bụi trong không khí, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. UBND tỉnh cũng quy định tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải phải chi trả phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23-2- 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 và điều kiện thực tế của tỉnh, ngày 31-12- 2024 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 7603/KH-UBND về ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024- 2030 (gọi tắt là Kế hoạch số 7603) nhằm đánh giá lại hiện trạng và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp gắn với công tác tổ chức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch này, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố chất thải gồm Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường), cùng các đơn vị cấp huyện và một số doanh nghiệp có đủ năng lực, thiết bị phù hợp.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh giữ vai trò chủ trì, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố theo tình hình thực tế. Sở Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố chất thải, đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ để có phương án xử lý phù hợp.

Việc ứng phó sự cố chất thải được Bình Dương thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Hiện tại, để ứng phó sự cố chất thải, các trang thiết bị chuyên dụng được huy động từ các sở, ban ngành của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh có thể huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu của các đơn vị hợp đồng với tỉnh; các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được trang bị phương tiện chuyên dụng. Theo Kế hoạch số 7603, trên địa bàn tỉnh có 122 cơ sở, khu vực có nguy cơ cao về sự cố chất thải đối với chất thải rắn, chất thải lỏng và khí (trong đó có 116 cơ sở, khu vực thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

Kế hoạch quy định về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không bao gồm sự cố chất thải do thiên tai và sự cố chất thải xảy ra trên biển. Việc ứng phó sự cố chất thải do thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai; việc ứng phó sự cố chất thải xảy ra trên biển được thực hiện theo quy định pháp luật về ứng phó sự cố hóa chất độc, ứng phó sự cố tràn dầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Cùng với việc triển khai Kế hoạch do nhà nước và tỉnh ban hành, trong thời gian tới, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức về những nguy cơ, tác hại của sự cố môi trường cấp quốc gia; về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia nói riêng...

Đồng thời, tiến hành lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường tại cơ sở. Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường cho công nhân viên hàng năm. Bố trí kinh phí và nhân lực đảm bảo cho công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở. Với những giải pháp cũng như quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Môi trường, sẽ đảm bảo tốt yêu cầu, năng lực phòng ngừa nguy cơ xảy ra sự cố môi trường từ các Doanh nghiệp, chủ cơ sở, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng…/.

 

 

Thành Danh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline