Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập thị trường cacbon

Chủ nhật, 30/01/2022 17:01

TMO - Xây dựng thị trường trao đổi tín chỉ carbon là một trong những công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Với những tiềm năng và cơ hội sẵn có, Việt Nam đang từng bước mở rộng con đường tham gia thị trường trao đổi tín chỉ carbon.

Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu và sẽ thực hiện trách nhiệm quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, chủ yếu thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), bao gồm những cam kết đóng góp bắt buộc về giảm phát thải khí nhà kính.

Một trong những cách thức thực hiện “Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” (NAMA) là tạo tín chỉ. Với những tiềm năng và cơ hội để thực hiện NAMA, Việt Nam đang từng bước mở rộng con đường tham gia thị trường trao đổi tín chỉ carbon, trong đó có sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Theo đó, tại Điều 6 Thỏa thuận Paris cung cấp khuôn khổ quốc tế cho các Bên hợp tác trong việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với việc sử dụng các cơ chế dựa trên thị trường (thị trường carbon). Mặc dù việc hướng dẫn triển khai thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris vẫn đang còn nhiều ý kiến trong các nội dung đàm phán tại COP26, một số quốc gia đã trao đổi các cơ chế hợp tác thí điểm nhằm cường năng lực và kinh nghiệm triển khai thực hiện.

Trong bối cảnh đó, Singapore đề xuất xây dựng Thỏa thuận hợp tác về trao đổi tín chỉ carbon giữa Việt Nam và Singapore nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác thực hiện NDC của cả hai nước với việc sử dụng tín chỉ carbon phù hợp với Điều 6 Thỏa thuận Paris. Bước đầu sẽ triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, tiến hành các nghiên cứu, khảo sát và thí điểm việc vận hành Điều 6 và sẽ mở rộng quy mô khi cả hai bên đã sẵn sàng.

Việt Nam đang từng bước mở rộng con đường tham gia thị trường trao đổi tín chỉ carbon

Lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước cùng thực hiện các dự án trao đổi tín chỉ trong và ngoài nước là những nội dung chính trong dự thảo Nghị định quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone thuộc Luật Bảo vệ môi trường do Bộ TN&MT đang xây dựng.

Đến thời điểm này, đã có khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon, với tổng lượng khí nhà kính có khả năng thương mại hóa tính tương đương lên tới 12 tỉ tấn CO2, chiếm khoảng 22,3% tổng lượng khí nhà kính phát thải toàn cầu.

Dự thảo xác định đến năm 2025 là giai đoạn chuẩn bị, thực hiện các hoạt động như nghiên cứu quy chế xây dựng thị trường carbon, các quy định về triển khai thực hiện cho phép đơn vị tham gia dự án trao đổi tín chỉ carbon, tăng cường năng lực cho các bên tham gia; Điều tra, đánh giá xác định tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính sẽ phân bổ cho các cơ sở tham gia thị trường…

Dự kiến sau năm 2025 đến năm 2027 sẽ vận hành thí điểm thị trường carbon trong nước và ban hành các quy định về giao dịch phát thải, trách nhiệm tài chính của các bên tham gia. Từ năm 2028 sẽ chính thức vận hành thị trường.

Trong giai đoạn thí điểm, các ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn như thép, nhiệt điện, quản lý chất thải rắn, sản xuất xi măng sẽ được giao nhiệm vụ kiểm kê phát thải theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đồng thời nâng cao nhận thức hay bổ sung, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tham gia thị trường thương mại chính thức khi vận hành.

Từ giữa năm 2021, Quảng Nam là địa phương đầu tiên trong cả nước được Chính phủ giao thí điểm thực hiện đề án xuất khẩu tín chỉ carbon rừng (giai đoạn 2021 - 2025). Cụ thể, năm 2021 bán 1,2 triệu tấn CO2 (tương đương 1,2 triệu tín chỉ), đến năm 2025 bình quân mỗi năm bán 0,8 triệu tấn CO2, sau đó có thể nâng lên mức 1,2 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Kinh doanh tín chỉ carbon rừng sẽ tạo nguồn tài chính bền vững để thực hiện công tác bảo vệ, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh phát triển rừng trồng, lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính; Bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh để phát huy giá trị của các hệ sinh thái rừng; Tăng cường chức năng bảo vệ môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu, cũng như nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline