Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 00:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy, 07/10/2023 12:10

TMO - Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có 12 chỉ tiêu (tăng 7 chỉ tiêu so với giai đoạn 2016-2020). Trong đó có nhiều điểm mới, yêu cầu cao hơn như: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định đạt từ 98% trở lên; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường đạt từ 95% trở lên; Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn đạt từ 4m2/người; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định đạt từ 90% trở lên. 

Như vậy, các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường giai đoạn 2021-2025 đều nâng cao hơn so với giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, có thêm một số tiêu chí khác về tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn  bảo đảm 3 sạch và tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn bảo đảm  vệ sinh môi trường đạt 100%.

Cùng với việc triển khai hiệu quả các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới thì việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân về bảo vệ môi trường, triển khai nhiều mô hình xây dựng môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp được các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La chú trọng.

Huyện Phù Yên hiện có có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, mức tiêu chí bình quân đạt 11,3 tiêu chí/xã; 1 bản đạt chuẩn bản nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Địa phương này duy trì tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện” về cơ sở xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn nhân dân thực hiện tiêu chí môi trường. Tổ chức ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường; đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào quy ước, hương ước của bản. Từ năm 2022, huyện Phù Yên huy động người dân tham gia tu sửa đường nội bản, đường nội đồng, rãnh thoát nước; vệ sinh các tuyến đường ngõ xóm, thu gom, xử lý rác thải. Có 11 xã, thị trấn triển khai thu gom rác thải sinh hoạt, vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải tập trung; tỷ lệ rác thải được thu gom đạt 91%, rác thải được xử lý đạt 87%.

Các địa phương huy động người dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan tại khu vực. 

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, huyện Quỳnh Nhai xác định rõ mục tiêu: Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤ 50% tổng lượng phát sinh; gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥ 40%; chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định đạt ≥ 50%; điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định đạt 100%...

Thực hiện chỉ tiêu về hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤ 50% tổng lượng phát sinh, huyện Quỳnh Nhai đã bố trí 523 bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật khu vực sản xuất; đầu tư sửa chữa lò đốt chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện; quy mô 2 buồng đốt (sơ cấp và thứ cấp), với năng lực xử lý 15kg/giờ, lò đốt cơ bản đáp ứng nhu cầu xử lý trong trạng thái bình thường (khoảng 40kg/ngày).

Tại huyện Thuận Châu, triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chỉ đạo các cơ sở hội thành lập và thực hiện tốt các mô hình tự quản về môi trường, như: Đoạn đường phụ nữ tự quản, đoạn đường nở hoa, đào hố rác xử lý chất thải. Huyện đoàn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, từ đầu năm đến nay, đã huy động hàng nghìn ngày công thực hiện các chiến dịch làm sạch môi trường, ra quân tu sửa 20km các tuyến mương nội đồng; duy trì 2 đội tình nguyện thu gom rác thải và 141 tuyến đường thanh niên tự quản tại các xã, thị trấn.

Giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu có 10 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó 5 xã đạt chuẩn xã NTM, 1 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Thuận Châu tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường; hỗ trợ người dân xây dựng nhà tiêu, chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, lò đốt rác tập trung, lồng ghép nguồn vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh bị hư hỏng và xây dựng công trình mới để phục vụ nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thuận Châu triển khai các hoạt động, mô hình góp phần nâng cao chất lượng môi trường trong xây dựng nông thôn mới. 

Đến tháng 6/2023, toàn tỉnh Sơn La có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 129 số xã đạt dưới 15 tiêu chí, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 23 triệu đồng/năm. Thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Huyện Quỳnh Nhai đạt 3/9 tiêu chí. 08 bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới theo các tiêu chí Nông thôn mới do UBND cấp tỉnh quy định. Toàn tỉnh có 63/188 xã đạt tiêu chí về quy hoạch. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. 

Thời gian tới, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn: Thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên huyện; đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô tập trung (cấp huyện và liên huyện), ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, tại chỗ phù hợp; phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp bản.

Phát triển cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, thông minh, phát huy lợi thế từng địa phương, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên. Tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh phân tán gắn với triển khai Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung trồng lại rừng phòng hộ và đặc dụng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, các hồ chứa. Quy hoạch không gian hợp lý để các ngành sản xuất có tác động nhiều đến môi trường như chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản, chế biến nông sản, giết mổ, xử lý chất thải... cách xa các khu đô thị, khu vực đông dân cư, khu du lịch nghỉ dưỡng.

Thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, chất thải nhựa…); tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa. Đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên... 

Năm 2023, Sơn La phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Số tiêu chí bình quân đạt 10,5 tiêu chí/xã. Đồng thời, tiếp tục dồn các nguồn lực để hỗ trợ huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Việc triển khai hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nông thôn là một trong những giải pháp góp phần giúp địa phương này thực hiện hiệu quả các mục tiêu và xây dựng NTM trong năm nay. 

 

 

Lê Dương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline