Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Tăng cường bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn

Thứ sáu, 22/03/2024 14:03

TMO - Xác định tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh Long An tập trung cải thiện, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, đồng thời nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận, sử dụng nước sạch. 

Nỗ lực hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phối hợp các Sở, ngành triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động trong công tác xây dựng, bảo vệ môi trường. Ngoài phối hợp vận động, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về môi trường, địa phương cùng ngành TN&MT, các hội, đoàn thể phát động, thực hiện nhiều mô hình bảo vệ môi trường. Những mô hình này thiết thực, phù hợp thực tế, phát huy hiệu quả, góp phần lan tỏa, kêu gọi cộng đồng hành động vì một môi trường sống trong lành, sạch, đẹp, thân thiện.

Trên địa thị xã Kiến Tường, trong những năm qua nhiều mô hình bảo vệ môi trường đã được triển khai: Trồng hoa trên các tuyến đường và trong khuôn viên nhà, ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải,... góp phần cải thiện diện mạo nông thôn, nâng chất tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới.

Thời gian gần đây, tại huyện Tân Trụ, việc phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình thành phân bón vi sinh được người dân tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ giúp người dân giảm chi phí sản xuất mà còn làm cho môi trường sạch, đẹp hơn. Việc nhân rộng, lan tỏa hoạt động này cũng góp phần giúp các địa phương trên địa bàn huyện thực hiện tốt tiêu chí môi trường, hướng tới mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh triển khai mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình thành phân bón vi sinh. 

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường, Hội Nông dân (HND) huyện Cần Đước thực hiện nhiều mô hình, từng bước nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp. HND xã Phước Vân thực hiện mô hình Tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp ủ phân, Hội thành lập tổ thu gom các phế phẩm nông nghiệp và chất thải hữu cơ từ các thành viên HTX và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. HND xã Phước Vân còn thực hiện mô hình Phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình, có 15 hộ dân tham gia. Từ khi thực hiện mô hình đến nay, 15/15 hộ dân tham gia đều đạt các tiêu chuẩn về xử lý rác.

Hàng tháng, UBND huyện phối hợp UBMTTQ Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị - xã hội huyện phát động phong trào tổng vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, trục đường giao thông. Phong trào thu hút các hộ dân tích cực tham gia bằng những việc làm cụ thể như thu gom rác thải đúng nơi quy định; phát quang cỏ dại; trồng cây xanh, hoa ven đường giao thông; cải tạo vườn tạp; vớt lục bình, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh, rạch;... Đến nay, hầu hết các tuyến đường giao thông đều được trồng cây xanh và hoa. Các tuyến đường trục xã được bố trí thùng để thu gom và vận chuyển rác thải đi xử lý hàng ngày. Những khu vực công cộng như trụ sở xã, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng, trạm y tế, trường học,... được trồng cây xanh tạo bóng mát, mỹ quan.

Hội Nông dân tại các địa phương tích cực phát động phong trào tổng vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, trục đường giao thông. 

Cùng với các cấp hội, thanh niên tỉnh Long An tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thanh niên toàn tỉnh ra quân hàng ngàn lượt ngày Thứ Bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh; bóc xóa quảng cáo, rao vặt sai quy định; trồng và chăm sóc cây xanh, phát quang bụi rậm; vớt lục bình, khơi thông lòng kênh, rạch; tổ chức dọn vệ sinh các điểm đen về môi trường. Đồng thời, duy trì và củng cố hoạt động của 188 đội hình thanh niên tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. 

Thực hiện Đề án "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Long An tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2022" thanh niên Long An thực hiện 20 công trình cấp tỉnh, 270 công trình cấp huyện, 2.613 công trình phần việc thanh niên cấp cơ sở được thực hiện với tổng giá trị làm lợi hơn 30 tỷ đồng. Nổi bật như: 15 công trình Đoạn đường kiểu mẫu với các tiêu chí Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn; 376 công trình Đường hoa thanh niên; sửa chữa, xây dựng mới 75 cầu giao thông nông thôn; tu sửa 28,6 km đường giao thông; thắp sáng hơn 150,3 km đường giao thông nông thôn; trồng 495.000 cây xanh; sửa chữa, xây mới 119 căn nhà tình bạn, nhà đội viên; 14 công trình con đường bích họa; 75 mô hình cột điện nở hoa; 48 mô hình Hệ thống đèn đường 4 trong 1...

Cùng với công tác bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên môi trường việc đảm bảo nguồn nước sạch trong xây dựng nông thôn mới cũng được địa phương này chú trọng triển khai. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 1.400 công trình cấp nước nông thôn; có trên 78% hộ dân nông thôn sử dụng nước máy; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 99% (mức trung bình cả nước là 97,1%); trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt khoảng 58% thấp hơn so với trung bình cả nước là 68,2%.  

Tuy nhiên, nguồn nước khai thác phục vụ cho cấp nước sinh hoạt nông thôn phần lớn từ nguồn nước ngầm, trên 95% công trình cấp nước có quy mô nhỏ (dưới 150 hộ/công trình). Hiện nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn của tỉnh có nước máy rất cao nhưng không bền vững, hạng mục không đồng bộ, thiếu mặt bằng để cải tạo nâng cấp, nên hầu hết các trạm này chưa đạt chất lượng nước sạch theo quy chuẩn, chưa xây dựng và trình duyệt giá nước trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ để hạch toán giá nước theo quy định;…

Đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân khu vực nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh. Ảnh: BLA. 

Trước thực trạng trên, Kế hoạch thực hiện Giải pháp cấp nước phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025 của UBND tỉnh đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 65% trở lên. Đồng thời, từng bước khắc phục các tồn tại, hạn chế trong hoạt động cấp nước nông thôn để hoạt động cấp nước ổn định, nề nếp, bền vững.

Về giải pháp thực hiện, tỉnh tiếp tục thực hiện nâng cấp, cải tạo các công trình cấp nước đạt chất lượng nước sạch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo đúng quy định. Có chủ trương phê duyệt giá nước bán sỉ, bán lẻ phù hợp, đặc thù với vùng khan hiếm, vùng khó khăn về nước sinh hoạt để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đơn vị bán sỉ, bán lẻ và người dân sử dụng nước sinh hoạt. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác rà soát quy hoạch vùng cấp nước mang tính khả thi và tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh có tính đến quy hoạch sử dụng đất dành cho cấp nước nông thôn. Kiểm tra, giám sát tính khả thi, hiệu quả trong công tác đầu tư gắn với quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn sau đầu tư.

Cấp huyện, xã tập trung rà soát có giải pháp phù hợp hỗ trợ đối với các hộ dân sống phân tán sử dụng nước sạch quy mô hộ gia đình; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (tối đa 10 triệu đồng/hộ) để lắp đặt bể chứa nước mưa đủ sử dụng và các loại thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình.

Báo cáo từ UBND tỉnh Long An cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành và địa phương đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới thông qua việc lồng ghép với các phong trào do các tổ chức hội phát động.

Các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng các pano, tờ rơi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; đăng tải các tin, bài viết tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên Đài truyền thanh huyện, xã và trên Cổng thông tin điện tử huyện. Cùng với sự đóng góp của người dân, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, do đó tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt gần 60%.

Đến nay, toàn tỉnh Long An có 131/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao tỷ lệ nước sạch cho người dân tại khu vực nông thôn. 

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline