Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 19:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Sức chống chịu của hệ thống đê điều đến đâu trước diễn biến phức tạp của thiên tai?

Thứ tư, 18/09/2024 14:09

TMO – Hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi về cơ bản đã thực hiện tốt vai trò chức năng trong phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, cũng cần có giải pháp để nâng cao năng lực, sức chống đỡ của hệ thống được xem là ‘lá chắn’ quan trọng trong phòng chống thiên tai trước diễn biến phức tạp, dị thường của mưa bão, lũ.

Cơn bão số 3 lướt qua, để lại hậu quả nặng nề đối với các địa phương phía Bắc. Theo báo cáo của các địa phương, thống kê thiệt hại đến sáng ngày 15/9, đã có 348 người thiệt mạng, mất tích, đây là mất mát, tổn thất vô cùng lớn. Cùng với đó, số người bị thương là 1.910 người; hư hỏng 231.413 ngôi nhà; 183.394 ha lúa, 44.071ha hoa màu, 23.661 ha cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; 2.250 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 9.079 con gia súc và gần 2 triệu con gia cầm bị chết. Lũ lớn, đặc biệt lớn vượt lịch sử xuất hiện trên nhiều tuyến sông và gây ra 305 sự cố, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hệ thống đê điều.

Chuẩn bị phương án, sẵn sàng xử lý nếu đê gặp sự cố.

Bài học gì đối với công tác phòng chống, ứng phó bão?

Báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, bài học kinh nghiệm rút ra được sau cơn bão số 3 đầu tiên phải kể đến là công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở,.. nên đã giảm thiểu được thiệt hại. Công tác thông tin, truyền thông, cảnh báo, dự báo được đưa ra bằng những hình ảnh minh hoạ dễ hiểu thể hiện tác động cho từng đối tương để nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền, hiểu biết về mức độ tàn phá của bão lũ, nhằm khắc phục tư tưởng chủ quan trong ứng phó.

Việc vận dụng linh hoạt phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với đặc điểm của các hộ dân cư và địa phương, đồng thời phát huy vai trò lực lượng xung kích cơ sở là hết sức cần thiết, cùng với vai trò của người đứng đầu có ý nghĩa quyết định trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trên địa bàn, nhất là đối với khu vực miền núi có địa hình dễ bị chia cắt.

Một đoạn đê sông Lô (qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang) bị vỡ do ảnh hưởng bão số 3 vừa qua.

Giải pháp nào?

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để có giải pháp căn cơ lâu dài, trước mắt, đối với vùng đồng bằng, ven biển cần tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng - Thái Bình và khắc phục ngay các sự cố trên các tuyến đê sau lũ vì hiện nay, lũ trên các triền sông vẫn ở mức rất cao (báo động 3, trên báo động 3), uy hiếp đến an toàn hệ thống đê điều; các địa phương cần tiếp tục triển khai công tác hộ đê, xử lý kịp thời các sự cố đê.

Các địa phương, các lực lượng liên quan cần khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thuỷ lợi để tiêu úng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung khắc phục sớm sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,...

Đối với khu vực miền núi phía Bắc cần tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích tại sự cố cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và mất tích do lũ, lũ quét, sạt lở đất (Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng,…); Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn bởi nguy cơ cao có thể xảy ra sạt lở sau thời gian mưa lớn kéo dài, đất bão hoà nước. Các địa phương cần tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

Về lâu dài, cần tăng cường dự báo, cảnh báo, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng mưa phục vụ cảnh bảo lũ quét, sạt lở đất; lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản. Khẩn trương rà soát, sửa đổi các bất cập trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình (thời gian mùa lũ, quy định về tích nước sớm, quy định, quy trình trong tình huống khẩn cấp). Củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, xây dựng hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa. Vận hành hiệu quả, an toàn công trình hồ chứa và vùng hạ du, nhất là các hồ chứa quan trọng đặc biệt: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo quy định.

Hệ thống đê điều đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mùa mưa bão. Ảnh minh họa.

Các địa phương cần sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu khu vực miền núi đến nơi an toàn; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu; xây dựng, lắp đặt các trạm cảnh báo lũ quét tự động tại những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét; Rà soát, bố trí sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới. Tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các sự cố, công trình đê điều bị sự cố, xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ; củng cố, nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển đảm bảo chống chịu được với các trận bão rất mạnh như bão số 3, lũ trên sông vượt lịch sử; Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông theo quy định.

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc làm gia tăng rủi ro thiên tai; Rà soát quy định về việc để người trên các tàu vận tải (nhất là tàu pha sông biển) trong các tình huống bão rất mạnh như bão số 3 để đảm bảo an toàn cho người trên phương tiện. Mở rộng khẩu độ thoát lũ các công trình qua sông, suối không đảm bảo khả năng thoát lũ; thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, phòng hộ; Tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Khoảng 4 ngày trước khi bão số 3 vào vịnh Bắc Bộ, đổ bộ vào đất liền, công tác dự báo được cho là kịp thời, bám sát thực tiễn, công tác chuẩn bị ứng phó được các địa phương nỗ lực triển khai với tinh thần giảm thiểu tối đa thiệt hại cả về người và tài sản. Tuy nhiên, bão và hoàn lưu bão khi quét qua đất liền (khu vực miền Bắc) đã để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, gây thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

 

 

ĐOÀN VINH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline