Hotline: 0941068156
Thứ ba, 11/02/2025 04:02
Thứ hai, 10/02/2025 11:02
TMO – “Cần có biện pháp ngăn chặn phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt lấp thân đập bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa”. Nội dung được nêu trong dự thảo Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải. Theo dự thảo, nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải là ưu tiên cao nhất việc ứng cứu người, sơ tán người dân, di dời tài sản ra khỏi khu vực bị sự cố chất thải. Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường.
Việc ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại Quy chế ứng phó sự cố chất thải, chi tiết một số kỹ thuật ứng phó sự cố như sau: Thứ nhất là xác định nguyên nhân sự cố chất thải (xác định nguyên nhân, đánh giá tình hình, xác định phương án huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó). Thứ hai là báo cáo về sự cố chất thải (khi sự cố chất thải xảy ra tại cơ sở, chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo kịp thời, chính xác lên cấp trên và các cơ quan tiếp nhận thông tin về sự cố chất thải, cụ thể: Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp xã; UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện; UBND cấp huyện.
(Ảnh minh họa)
Về ứng phó sự cố chất thải, dự thảo nêu rõ: Tổ chức kịp thời cứu người, sơ tán tài sản, phương tiện và người dân; Phối hợp với Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp xã chỉ đạo lực lượng tại chỗ nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường, kịp thời thông tin. Ngăn chặn nguồn chất thải phát tán ra môi trường, cụ thể: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để hạn chế, không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa không cho đất, đá thải phát tán ra môi trường; Có biện pháp ngăn chặn phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt lấp thân đập bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa;
Sử dụng các chất hấp thụ phù hợp với đặc tính của chất ô nhiễm để khống chế sự phát tán, lan truyền chất ô nhiễm ra môi trường không khí; Sử dụng chất hấp phụ phù hợp với đặc tính của chất ô nhiễm để thu hồi các chất ô nhiễm đã đổ tràn, phát tán ra môi trường đất, nước; Ghi chép hiện trường: Xác định rõ vị trí, ước lượng lượng chất thải đổ tràn từng vị trí, phạm vi đổ tràn, đặc điểm nhận dạng vị trí đổ tràn; các tác động ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh (đất, nước, cây cối, hoa màu, nuôi trồng thủy sản...); các đặc điểm nhận dạng, củng cố thông tin để xác định nguồn gốc chất thải…/.
PHẠM DUNG
Bình luận