Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 16:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Sông miền Tây xói mòn do khai thác cát quá mức

Thứ sáu, 04/03/2022 19:03

TMO - Cát bị khai thác quá mức dẫn tới các nhánh sông bị xói mòn, mỗi năm hai bên bờ sông mất khoảng 500 ha, làm Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi hình dạng.

Trong khuôn khổ của hội thảo duy trì ổn định hình thái sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thực hiện, ngày 3/3 đã nhấn mạnh đến thực trạng khai thác cát quá mức, dẫn đến việc xói mòn các nhánh sông tại khu vực miền Tây.

Phương tiện khai thác cát trên sông Hậu 

Cát sông chủ yếu được khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long, phần cuối của sông Mekong. Hiện có hơn 80 công ty được cấp phép khai thác 28 triệu tấn cát sông mỗi năm. Song khối lượng báo cáo và khai thác thực tế rất khó để kiểm soát.

Tại miền Tây, hàng năm lượng trầm tích (cát, bùn, sét) bị thâm hụt khoảng 25 triệu tấn do khai thác cát và bị giữ lại do các nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống sông Mekong. Con số này được dự đoán tăng trong các năm tới.

Thông tin từ Trung tâm nghiên cứu chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai (Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam), cho biết miền Tây hiện có hơn 620 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 610 km. Trong đó, gần 150 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, dài 127 km; 137 điểm nguy hiểm, dài 193 km.

Đồng thời, trung tâm cũng nhấn mạnh đến nguyên nhân gây nên sạt lở sông do dòng chảy đồng bằng, địa chất ven biển mềm yếu, hồ chứa thượng lưu, khai thác cát, xây dựng hạ tầng ven sông và ảnh hưởng giao thông thủy. Ở nhiều địa phương, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra do nhu cầu về xây dựng, san lấp rất lớn.

Quốc lộ 91 ven sông Hậu bị sạt lở 

Việc khai thác cát quá mức tác động lớn đến cuộc sống, sản xuất của hàng triệu người dân miền Tây; làm suy giảm sự đa dạng, phong phú của các loài cá và thay đổi thảm thực vật ven sông; gia tăng rủi ro xâm nhập mặn, triều cường, kéo theo mực nước biển dâng cao. Những áp lực môi trường này có thể phá huỷ khả năng chống chịu, đe dọa nền nông nghiệp, kinh tế và đa dạng sinh học của Đồng bằng sông Cửu Long.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia ề xuất thực hiện những nghiên cứu về ngân hàng cát ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó tạo cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng những chính sách khai thác cát bền vững, góp phần tăng khả năng tự phục hồi và chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng đồng bằng.

 

Hà Nga

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline