Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Sóc Trăng: Hàng nghìn ha lúa nguy cơ bị thiệt hại do hạn mặn

Thứ ba, 05/03/2024 15:03

TMO - Hiện nay, hàng nghìn ha lúa Đông Xuân muộn của tỉnh Sóc Trăng đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại do thiếu nước tưới. 

Mặc dù ngành chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân trong vùng hạn, mặn xâm nhập không sản xuất vụ lúa Đông Xuân muộn (lúa vụ 3). Nhưng nhiều nông dân vì giá lúa mức cao nên chủ quan xuống giống làm nhiều diện tích lúa bị thiệt hại do thiếu nước tưới. 

Tại huyện Long Phú, địa phương có trên 6.000ha lúa vụ 3 thì hiện đã có 3.408ha bị thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó có 641ha bị thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn. Còn tại huyện Trần Đề, toàn huyện có 514 ha diện tích lúa Đông Xuân muộn, nông dân xuống giống không theo khuyến cáo của ngành chức năng. Chính quyền địa phương cùng ngành chức năng đang tích cực phối hợp để thông tin về tình hình độ mặn và vận hành các cống để chia sẻ nguồn nước ngọt giúp nông dân bơm tưới.

Hàng nghìn ha lúa Đông Xuân muộn tại vùng không khuyến cáo không sản xuất do hạn mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại do thiếu nước tưới. 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cho biết, diện tích xuống giống vụ lúa Đông Xuân muộn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hơn 41.000 ha; trong đó có khoảng 10.500 ha nằm ngoài kế hoạch (vùng không khuyến cáo không sản xuất do hạn mặn xâm nhập) hiện có hơn 3.000 ha đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại do thiếu nước sản xuất.

Ngành chức năng khuyến cáo nông dân, theo dõi độ mặn dưới 1‰ thì tiến hành lấy nước (đối với lúa giai đoạn mạ), độ mặn dưới 2‰ ( lúa giai đoạn đẻ nhánh), giai đoạn lúa đòng trổ lấy nước với độ mặn ở mức dưới 1‰. Tuy nhiên, nông dân không nên giữ nước lâu trong ruộng, sau khi bơm cần xả ra ngay để giữ ẩm cho đất, tránh đất khô hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa.

Để tăng cường tính chống chịu của cây lúa trong điều kiện hạn, mặn thì nông dân nên bón bổ sung một số loại phân bón lá chứa nhiều canxi, silic, các hoạt chất từ sản phẩm như comcat, nirô…Ngành chức năng lưu ý, khi pha nước để phun phân bón lá, tuyệt đối không sử dụng nước mặn để pha nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.

 

 

Huy Trung 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline