Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Sóc Trăng đảm bảo nguồn cung nước sạch cho các địa phương

Thứ ba, 27/02/2024 07:02

TMO - Xâm nhập mặn đến sớm cùng với áp lực khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến tình trạng nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) thiếu hụt nghiêm trọng.

UBND thành phố Sóc Trăng cho biết, thời gian gần đây nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn thành phố thiếu hụt trầm trọng, chất lượng nguồn nước kém. UBND thành phố cũng đã nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của người dân về vấn đề này. UBND thành phố cũng đã làm việc với Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng để kịp thời giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước vẫn chưa đảm bảo.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng, hiện đơn vị đang quản lý và khai thác hệ thống cấp nước đô thị gồm 24 nhà máy/trạm khai thác xử lý nước, với tổng công suất được cấp phép khai thác là 97.770m3/ngày đêm, gồm có 7 nhà máy tại thành phố Sóc Trăng; 3 nhà máy tại thị xã; 14 nhà máy tại các xã, thị trấn. Công suất cấp nước vào mạng khoảng 70.000m3/ngày đêm, nguồn nước khai thác chủ yếu là nước ngầm (89%) và nước mặt (11%), tổng số giếng khoan đang quản lý, khai thác là 64 giếng, cung cấp nước sạch cho hơn 99.993 hộ khách hàng.

Xâm nhập mặn đến sớm cùng với áp lực khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến tình trạng nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. 

Đầu năm 2024, khô hạn, xâm nhập mặn nên nước mặt chịu ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến lưu lượng nước khai thác giảm đáng kể, từ đó các nhà máy khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố Sóc Trăng phải tăng cường hoạt động các giếng tầng nông (có độ mặn tương đối cao) vượt ngưỡng cho phép rất nhiều. Theo đó, nguồn nước cung cấp cho việc sản xuất nước sạch tại các nhà máy nước trực thuộc đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là vào các dịp lễ, Tết, trong khi đó nguồn nước mặt chịu áp lực lớn của xâm nhập mặn, công nghệ của nhà máy nước đã lạc hậu, gây khó khăn trong quá trình xử lý, cung cấp nước đến khách hàng…

Không chỉ mặn xâm nhập nguồn nước mặt mà nước ngầm cũng nhiễm mặn. Các nhà máy khai thác nước ngầm tại TP Sóc Trăng phải tăng cường hoạt động các giếng tầng nông (có độ mặn tương đối cao) vượt ngưỡng cho phép rất nhiều. Có những giếng nhiễm mặn trước đây không khai thác, hiện đã khai thác trở lại để pha vào nguồn nước không nhiễm mặn.

Trước tình trạng thiếu nước sạch, từ tháng 9/2023, đơn vị đã đề xuất UBND tỉnh về việc quy hoạch vị trí, diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt công suất 200.000 m3/ngày đêm tại khu vực cách TP Sóc Trăng khoảng 20 km. Khu vực thuận lợi được doanh nghiệp đề xuất là đất rừng của Phân trường Phú Lợi với diện tích 110 ha. Đây là đất công đang giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Sóc Trăng quản lý, các công trình dự kiến là công trình thu nước, các hồ chứa nước sơ lắng quy mô lớn để đảm bảo trữ lượng cũng như chất lượng nước và hệ thống nhà máy xử lý nước, nhà làm việc và các công trình phụ trợ.

Đến tháng 10/2023, đơn vị có văn bản gửi cơ quan chức năng để xin chủ trương khoan thêm 2 giếng tầng sâu và nâng lưu lượng khai thác từ 9.600 m3/ngày đêm lên 14.000 m3/ngày đêm tại Nhà máy nước Khu công nghiệp An Nghiệp nhằm bổ sung nguồn nước cho khu công nghiệp này. Cũng trong tháng 10/2023, Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng gửi văn bản đến UBND tỉnh này để xin chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt công suất 10.000 m3/ngày đêm tại khóm 3, phường 10 (phía sau trường bắn). Diện tích dự kiến khoảng 5 ha, vốn đầu tư 25 tỷ đồng, nguồn nước thu về từ nước sông thông qua kênh 8 mét vì doanh nghiệp đã khảo sát sơ bộ và lấy mẫu xét nghiệm chất lượng nước nguồn.

Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng tiếp tục đề xuất UBND tỉnh Sóc Trăng về việc quy hoạch 5 ha đất tại Kênh 20 tại xã Phú Tân (huyện Châu Thành) để xây dựng hồ chứa nước mặt và chấp thuận chủ trương đầu tư trạm cấp nước công suất 3.000 m3/ngày đêm tại Khu đô thị 5A, phường 4, TP Sóc Trăng. 

Trong lúc chờ đợi sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền trong việc cho phép hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các nhà máy nước ngầm và nước mặt ngày 26/2, lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng đã đến Phân trường Phú Lợi để lấy nước xét nghiệm với độ mặn là 110 mg/lít. Độ mặn này đảm bảo cho việc lấy nước để sản xuất nước sạch lâu dài nên doanh nghiệp rất cần sự ủng hộ của UBND tỉnh Sóc Trăng và các sở ngành liên quan đến đề xuất quy hoạch vị trí, diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt công suất 200.000 m3/ngày đêm tại Phân trường Phú Lợi.

Đơn vị cấp nước sạch khảo sát nguồn nước từ cầu Bưng Cốc chảy vào các nhánh kênh lân cận. 

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh, trước tình trạng thiếu nước sạch trên địa bàn thành phố, doanh nghiệp cung cấp nước sạch và các đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan cần chủ động trong việc đề xuất sớm những giải pháp tháo gỡ khó khăn. Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông cùng với UBND TP Sóc Trăng phải nắm bắt kịp thời về thực tế khó khăn về nước sạch nhằm sớm thông tin về xâm nhập mặn dẫn đến thiếu nước sạch để người dân thông cảm và đẩy mạnh tuyên truyền ý thức tiết kiệm nước.

Đối với Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng, UBND tỉnh yêu cầu đơn vị phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể từng ngày về nguồn nước để thông tin cho người dân trong việc chủ động trữ nước trong tại các thời điểm trong ngày sẽ đơn giản và hiệu quả nhất trong giai đoạn cấp thiết. Đơn vị cần tăng cường công suất khai thác nước mặt tại Kênh 20 để phục vụ người dân; Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh chia sẻ nguồn nước ở các địa phương tiếp giáp thành phố Sóc Trăng để kịp thời cung cấp nước cho bà con. Thường xuyên theo dõi độ mặn tại các sông để chủ động lấy nước ngọt. 

Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc gia hạn giấy phép khai thác nước và tiến hành bàn các giải pháp hỗ trợ Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng trong việc quy hoạch mới vị trí xây dựng nhà máy nước theo đúng quy định pháp luật. Về lâu dài, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị các ngành có liên quan phối hợp thực hiện gia hạn cho 2 nhà máy nước thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng đã hết hạn khai thác; đẩy nhanh tiến độ lập Đề án Cấp nước sạch đô thị tỉnh Sóc Trăng để sớm giải tỏa áp lực về nguồn nước.

 

 

Duy Khang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline