Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 18:01
Chủ nhật, 28/04/2024 07:04
TMO - Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) tỉnh Sóc Trăng triển khai kế hoạch cấp phát miễn phí nước sạch cho các hộ dân sử dụng.
Để kịp thời hỗ trợ các hộ dân ở các địa phương ven biển đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024 có đủ nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, Trung tâm NS&VSMTNT Sóc Trăng đang cấp phát miễn phí 10.000 thùng nước sạch với tổng khối lượng 200.000 lít - 1 thùng 20 lít cho khoảng 2.000 hộ dân ở huyện Trần Đề, TX.Vĩnh Châu, mỗi hộ 5 thùng nước.
Thời gian thực hiện kế hoạch này từ nay đến khi có mưa. trước tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài, nhu cầu sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân tăng, trong khi đó công suất cấp phát nước của các nhà máy sản xuất sụt giảm, nên việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ dân gặp khó khăn. Do đó, để khắc phục khó khăn này, một mặt Trung tâm tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục sự cố, vận hành cấp nước liên tục phục vụ sinh hoạt cho người dân, mặt khác triển khai cấp phát nước sạch miễn phí cho các hộ dân tại những khu vực xa tuyến ống nước, chưa có đường ống nước.
rung tâm NS&VSMTNT Sóc Trăng đang cấp phát miễn phí 10.000 thùng nước sạch ho khoảng 2.000 hộ dân ở huyện Trần Đề, TX.Vĩnh Châu. Ảnh: BST.
Trước đó, để giúp người dân có đủ nước ăn uống, sinh hoạt hàng ngày trong thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, các đơn vị như: Công an tỉnh, Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh Sóc Trăng...cũng đã triển khai các đợt cấp phát miễn phí hàng chục ngàn lít nước uống và dùng xe bồn chuyên dụng chở nước sạch đến cấp phát cho người dân ở xã Lai Hòa, TX. Vĩnh Châu; xã Trung Bình, xã Lịch Hội Thượng và xã Liêu Tú, huyện Trần Đề để sử dụng.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng cho biết: Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt trên địa bàn tỉnh, đặc biệt vùng Long Phú - Tiếp Nhật, huyện Long Phú và Trần Đề hoàn toàn bị cô lập do độ mặn các cống đầu nguồn tăng cao. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng xâm nhập mặn từ biển Tây, khu vực tuyến Quản lộ Phụng Hiệp có nguy cơ nhiễm mặn rất cao. Ngày 25/4/2024, mặn đã tiến sâu vào 5 ngã với độ mặn 2g/lít, khu vực kênh Xẻo Chít giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu độ mặn 8g/lít.
Để ứng phó với tình hình trên, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cũng đã ban hành thông báo khẩn về tình hình nhiễm mặn tại TX. Ngã Năm. Sóc Trăng có hơn 1.400 ha lúa vụ Đông Xuân muộn ngoài kế hoạch trên địa bàn huyện Long Phú đã bị ảnh hưởng và hàng ngàn hộ dân ở các địa phương ven biển như: Thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, huyện Long Phú cũng thiếu nước sinh hoạt...
UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024, qua đó chủ động ứng phó nhanh, kịp thời và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn. Tập trung huy động mọi nguồn lực đề thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; đảm bảo thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch, kịch bản phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp địa bàn quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về sản xuấ và dân sinh; Thực hiện tốt tinh thần và tư thế chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật chất, phương tiện để ứng phó khi nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đề ra một số giải pháp chủ yếu gồm giải pháp phi công trình và giải pháp công trình. Trong đó, đối với giải pháp phi công trình, UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống; Qua đó, tạo sự chủ động và tăng cường trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ngành, các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, triệt để chống thất thoát lãng phí nước.
Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân theo dõi, có giải pháp ứng phó kịp thời. Theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và nguồn nước trên các sông, rạch để điều tiết hợp lý các hệ thống công trình; thông báo thời gian vận hành hệ thống cống để người dân chủ động lấy và trữ nước tưới phục vụ sản xuất; Triển khai tổ chức sản xuất theo hướng dẫn và kế hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Địa phương này tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó với hạn mặn trong thời gian tới.
Đối với giải pháp công trình, UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu tập trung vào công tác thủy lợi tạo nguồn, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trong đó, đối với công tác thủy lợi tạo nguồn: Tập trung kiểm tra, khảo sát hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn để kịp thời duy tu, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện việc nạo vét khu vực cửa cống lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn,…để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang xây dựng để đưa vào vận hành khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào mùa khô.
Về lĩnh vực nông nghiệp cần: Tăng cường, khyến cáo, hướng dẫn người dân tuân thủ khuyến nghị, cảnh báo của ngành trồng trọt không xuống giống vụ Hè thu 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định, chỉ tổ chức canh tác khi đã xuất hiện mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định; Hướng dẫn người dân các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, thường xuyên tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi. Kịp thời phát hiện các ổ dịch để có giải pháp xử lý kịp thời,….; Hướng dẫn người dân áp dụng các mô hình nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường nước tại địa phương, theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước để khuyến cáo người dân sản xuất cho phù hợp.
Về cấp nước sinh hoạt cho người dân: Tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người dân thực hiện các biện pháp trữ nước, xử lý nước trong trường hợp không có nước sạch và sử dụng nước sạch tiết kiệm, an toàn hiệu quả; Rà soát các khu vực có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức các giải pháp đảm bảo cấp nước, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý nguồn nước bị thiếu hụt; Kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các hệ thống cấp nước tại các nhà máy nước, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục những hư hỏng trên tuyến, đảm bảo vận hành các nhà máy nươc slieen tục phục vụ sinh hoạt cho nhân dân,…
Lê Hưng
Bình luận