Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Siết chặt hoạt động xả thải từ năng lượng mặt trời

Thứ sáu, 14/07/2023 20:07

TMO - Điện mặt trời nếu xử lý tốt sẽ không đáng lo ngại. Tất cả các tấm pin đều có thể tái chế, tận dụng gần như toàn bộ, từ silicon, pin, kính... Tuy nhiên, quan trọng là trách nhiệm, kinh phí dự trữ để tái chế, không để hình thành bãi thải khổng lồ, tạo gánh nặng đã và đang được Chính phủ nhiều quốc gia quan tâm.

Đến nay, mặc dù điện mặt trời (ĐMT) đã phát triển và đạt công suất khá lớn, thế nhưng vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới chưa có các luật định hay chính sách về xử lý và tái chế phế thải pin mặt trời (PMT), trừ khối cộng đồng châu Âu (EU). Lý do chính là vì ĐMT chỉ mới phát triển với công suất đáng kể trong một vài thập niên gần đây, trong khi đó thời gian hoạt động của các tấm PMT lại khá dài, khoảng 25 năm, nên đến nay lượng các tấm PMT phế thải chưa nhiều, chưa gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chỉ đến khoảng sau năm 2035 thì số lượng tấm PMT phế thải mới đáng kể, nếu không xử lý, tái chế sẽ trở thành vấn đề môi trường rất nghiêm trọng.

EU là khu vực đầu tiên trên thế giới ban hành các đạo luật về phế thải điện tử nói chung và phế thải ĐMT nói riêng (Thông tư WEEE đối với phế thải PMT). Luật này của EU bao gồm các điều luật về thu gom, tái chế và tái sử dụng các tấm PMT phế thải cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất và cung cấp các tấm PMT. Theo WEEE, tất cả các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu các vật liệu PMT, kể cả tấm PMT, phải đăng ký sản phẩm, trong đó tất cả các số liệu về tấm PMT phải được cung cấp đầy đủ, chi tiết. Hơn nữa, các nhà sản xuất và nhập khẩu phải chịu trách nhiệm việc thu gom, xử lý các tấm PMT phế thải do họ sản xuất hay nhập khẩu khi chúng hết thời hạn sử dụng.

(Ảnh minh họa) 

Trong khu vực EU, quốc gia đầu tiên thực hiện Thông tư WEEE là Vương quốc Anh, tiếp đến là Đức. Cộng hòa Sec đã đưa thêm vào một quy định chặt chẽ hơn đối với việc thu hồi và tái chế các tấm PMT phế thải. Hiện nay, Công ty Retina ở Cộng hòa Sec, đang chào mời 2 công nghệ xử lý và dịch vụ tư vấn liên quan đến việc quản lý xử lý phế thải PMT. Ở châu Âu, tổ chức WEEELABEX hoạt động ngoài Cộng hòa Sec chịu trách nhiệm về chuẩn bị các tiêu chuẩn và qui định cấp chứng chỉ liên quan đến việc thu gom, tích trữ, xử lý và tái xử lý theo tinh thần của WEEE và theo dõi các công ty xử lý phế thải.

Các nước khác trên thế giới ngoài khối EU, như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Thái Lan… đều đã nhận thấy cần phải xây dựng và ban hành các điều luật, các chính sách, cơ chế nhằm khuyến khích, thậm chí bắt buộc về xử lý, tái chế và tái sử dụng các tấm PMT phế thải. Ở các quốc gia này đã bắt đầu có các thông tư, các qui định liên quan đến trách nhiệm thu hồi, xử lý, tái chế các tấm PMT phế thải. Điều đáng nói, Trung Quốc là nước sản xuất và lắp đặt PMT hàng đầu thế giới, nhưng hiện nay vẫn thiếu các quy định về xử lý và tái chế đối với rác thải từ các tấm PMT hết thời hạn.

Tại Việt Nam, với tiềm năng năng lượng mặt trời dồi dào, ĐMT cũng được xác định là công nghệ điện NLTT ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua một số Văn bản pháp luật quan trọng gần đây của Chính phủ như Quyết định số 11/2016/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT ở Việt Nam; Quy hoạch phát triển điện điều chỉnh giai đoạn 2011-2030 (Quyết định số 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016); Nghị quyết số 55/-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT ở Việt Nam...

Nhờ các chính sách, cơ chế đã ban hành, nên chỉ trong một thời gian rất ngắn, ĐMT ở Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, hàng năm cung cấp cho đất nước hơn 10 tỷ kWh, tạo ra một diện mạo mới cho ngành năng lượng Việt Nam nói chung và ngành điện sạch nói riêng.

Theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, thì điện năng sản xuất từ ĐMT đến các năm 2030 và 2050 sẽ lần lượt là 35,4 tỷ kWh và 210 tỷ kWh. Với cường độ năng lượng mặt trời ở Việt Nam, để có được các sản lượng ĐMT nói trên thì công suất lắp đặt ĐMT đến các năm 2030 và 2050 lần lượt vào khoảng 29.000 MWp và 170.000 MWp.

Theo phân tích của cá chuyên gia, trung bình một nguồn ĐMT công suất 1 MWp sẽ thải ra gần 70 tấn phế thải sau khoảng 20-25 năm kể từ ngày nguồn bắt đầu phát điện. Như vậy, theo dự báo của Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo đã nói ở trên, thì lượng PMT phế thải đến năm 2030 và đến năm 2050 lần lượt là khoảng 2 triệu tấn và 12 triệu tấn. Nếu không được quản lý, thu gom, tái chế thì chắc chắn với số lượng lớn như thế của phế thải PMT sẽ gây ra ô nhiễm môi trường hết sức trầm trọng và lãng phí rất lớn về tài nguyên thiên nhiên.

Các chuyên gia cho rằng, phế thải từ các tấm PMT hết hạn sẽ là một vấn đề môi trường rất lớn trong những thập niên tới trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, việc thu gom, tái chế các tấm PMT phế thải còn mang lại lợi ích rất lớn về tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và làm tăng hiệu quả kinh tế của công nghiệp ĐMT, vì khoảng 80% vật liệu từ tấm PMT phế thải có thể thu hồi và tái sử dụng. Vì vậy, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường...đã quy định khá chặt chẽ và bà bản nhưng vẫn cần phải nghiên cứu, phát triển các công nghệ thu gom, xử lý và tái chế cũng như nghiên cứu, ban hành thêm các cơ chế, chính sách cho các hoạt động này để công tác thu gom, xử lý, tái chế được thực hiện tốt, hiệu quả hơn.

 

 

PHAN HUÝNH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline