Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 03:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Sẽ đưa vào vận hành 04 dự án điện với tổng công suất 840 MW và 150 MWp

Thứ hai, 29/04/2024 20:04

TMO - Kế hoạch nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 7%/năm (trong đó tăng trưởng điện thương phẩm các năm 2022 - 2025 khoảng 7,82%/năm). Chuẩn bị phương án để có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao hơn.

Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Kế hoạch đặt mục tiêu cho EVN là chỉ đạo công tác vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, hiệu quả, đúng quy định, đảm bảo an ninh cung cấp điện. Thực hiện nhiệm vụ chính trị giữ vai trò chính trong bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

Đầu tư phát triển các dự án nguồn điện và lưới điện được giao theo Quy hoạch phát triển điện lực và các khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư, nhất là các công trình quan trọng, trọng điểm, cấp bách như công trình đường dây 500 kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên); xây dựng lưới điện thông minh, hiệu quả đồng bộ với nguồn điện và cung cấp điện cho phụ tải. Đồng thời đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình điện.

(Ảnh minh họa)

Thực hiện các nhiệm vụ được giao về đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển và vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam theo các cấp độ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; sớm triển khai và thúc đẩy vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Thực hiện đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh và vận hành linh hoạt, có khả năng tự động hóa cao từ khâu truyền tải tới khâu phân phối. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân khoảng 7%/năm.

Trong lĩnh vực cung ứng điện, kế hoạch đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 7%/năm (trong đó tăng trưởng điện thương phẩm các năm 2022 - 2025 khoảng 7,82%/năm). Chuẩn bị phương án để có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao hơn. Đối với lĩnh vực đầu tư phát triển nguồn điện: Khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3. Đồng thời, đưa vào vận hành 04 dự án nguồn điện với tổng công suất 840 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện trọng điểm để đưa vào phát điện 06 dự án còn lại trong giai đoạn 2026 - 2030 với tổng công suất khoảng 5.803 MW gồm: Nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR; nhiệt điện Dung Quất I&III, LNG Quảng Trạch II, thủy điện tích năng Bắc Ái. Triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng các nhà máy thuỷ điện hiện hữu, các nhà máy thủy điện tích năng và các dự án nguồn điện sử dụng khí hoá lỏng theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi, mở rộng các nhà máy thủy điện hiện hữu còn lại (Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát), nhà máy thủy điện cột nước thấp… để có đủ cơ sở báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận đưa vào Quy hoạch/Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII…/.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline