Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 17:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Saudi Arabia và UAE dẫn đầu Trung Đông về sản xuất năng lượng tái tạo

Chủ nhật, 19/03/2023 06:03

TMO - Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang dẫn đầu khu vực Trung Đông trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với việc sản xuất 90% sản lượng năng lượng tái tạo của vùng Vịnh.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings có trụ sở tại Mỹ cho biết vào cuối năm 2021, công suất của các nhà máy năng lượng mặt trời ở hai quốc gia này đã tăng lên 3 gigawatt (GW) từ mức 165 megawatt của năm 2016, trong đó UAE chiếm tới 77% tổng sản lượng phát điện khu vực từ năng lượng tái tạo trong năm 2021.

Theo đó, những kế hoạch trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể giúp hai nước Trung Đông này đạt được các mục tiêu về khí hậu Trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng trong khu vực Trung Đông đang tiến triển, S&P hy vọng sẽ thấy nhiều dự án năng lượng tái tạo được ra đời, đặc biệt là những dự án điện mặt trời.

Saudi Arabia và UAE dẫn đầu Trung Đông về sản xuất năng lượng tái tạo. 

Trong bản cập nhật gần đây nhất đối với kế hoạch Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Saudi Arabia cho biết dự định cắt giảm và loại bỏ lượng khí thải nhà kính hàng năm khoảng 278 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Saudi Arabia đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo chiếm khoảng 50% tổng sản xuất năng lượng để thực hiện kế hoạch tham vọng là đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.

Riyadh, thủ đô của Ả Rập Xê-út có kế hoạch xây dựng một trong những cơ sở hydro xanh lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 4GW từ năng lượng mặt trời và gió và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2025. Nhà máy này thuộc dự án siêu đô thị NEOM dự kiến sẽ tạo ra 650 tấn hydro xanh mỗi ngày.

Saudi Arabia cũng đang xây dựng nhiều trang trại gió lớn tại Yanbu, Wa'ad Al Shamal và Al-Ghat. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế cho biết, công suất phát điện từ năng lượng tái tạo của Saudi Arabia đã tăng lên 443MW vào năm 2021 từ mức 24,3MW trong năm 2016. Theo Chiến lược năng lượng tái tạo của UAE đến năm 2050, trung hòa carbon trong ngành điện là ưu tiên hàng đầu và đến năm 2050, nước này có kế hoạch sản xuất 50% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo hoặc hạt nhân.

 

 

Tùng Nguyễn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline