Hotline: 0941068156
Thứ sáu, 21/02/2025 22:02
Thứ năm, 20/02/2025 11:02
TMO - Đến năm 2050, phát triển đủ các nguồn điện sạch thay thế để bù vào các nguồn điện với công suất tối thiểu 3.335 MW, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 3.335 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than.
Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch (vừa được Chính phủ ban hành) nêu rõ mục tiêu đến năm 2050, phát triển các nguồn điện sạch tối thiểu 1.160MW thay thế để bù vào các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 1.160 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu).
Đồng thời, tiếp tục thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy điện than sau 20 năm vận hành sang đốt kèm sinh khối, amoniac với tổng công suất 18.642 MW; chuyển hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than sang sinh khối, amoniac với tổng công suất 6.990 MW.
Đến năm 2050, phát triển đủ các nguồn điện sạch thay thế để bù vào các nguồn điện với công suất tối thiểu 3.335 MW, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 3.335 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu hoặc lắp đặt hệ thống thu giữ carbon).
(Ảnh minh họa)
Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh khối, amoniac với tổng công suất 25.632 - 28.832 MW; lắp đặt hệ thống thu giữ carbon cho các nhà máy điện than. Kế hoạch trên cũng nêu rõ, giai đoạn từ năm 2050, định hướng không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện.
Năng lượng từ các nguồn hóa thạch, chủ yếu là than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, là nguồn năng lượng chính trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Nhờ đó, nền sản xuất của nhân loại đã có thể tiến tới quy mô và năng lực như hiện nay. Năng lượng hóa thạch đã thay thế những nguồn năng lượng chủ yếu trước đó như năng lượng sinh học (củi, gỗ, hay sức lao động của con người và vật nuôi....), để đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu hóa thạch chỉ có giới hạn, trong khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc khai thác, chế biến và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tác động tiêu cực đến môi trường, không chỉ đối với thế hệ hiện tại, mà còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. Do đó, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang nỗ lực khai thác các nguồn năng lượng thay thế khác, trong đó năng lượng tái tạo là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững.
PHẠM DUNG
Bình luận