Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 16:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Sạt lở đê bao Đông-Tây Ba Rày gây ảnh hưởng đến sản xuất

Chủ nhật, 20/02/2022 16:02

TMO - Hiện nay, tình hình sạt lở trên tuyến đê bao Đông-Tây sông Ba Rày, sông Phú An qua địa bàn huyện Cai Lậy nằm trong vùng kiểm soát lũ (Tiền Giang) diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân địa phương.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, trên hai tuyến sông Ba Rày, Phú An hiện thống kê được 38 điểm sạt lở, tổng chiều dài 903 m. Để khắc phục, ước tính cần phải có nguồn vốn đầu tư lên đến trên 10,8 tỷ đồng.

Trên toàn địa bàn huyện Cai Lậy hiện đã ghi nhận còn 44 điểm sạt lở với tổng chiều dải 2.184 m, ước tính phải đầu tư trên 35,53 tỷ đồng để xử lý, khắc phục. Sạt lở diễn biến phức tạp trên hầu hết các tuyến kênh rạch trên địa bàn huyện, trong đó nặng nhất là các tuyến sông Ba Rày, Phú An, Bà Tồn, Trà Tân…

Theo Ủy ban nhân dân xã Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy), qua thống kê, trên hai ô bao Đông và Tây Ba Rày có tuyến sông này chảy qua địa bàn xã hiện ghi nhận được 15 đoạn sạt lở, tổng chiều dài trên 500m. Có 2 đoạn sạt lở nghiêm trọng. Đoạn thứ nhất ở phía bờ Tây sông Ba Rày, cắt đứt hoàn toàn đường huyện 54C tại khu vực nhà của ông Truyện Văn Mì, Ấp 1, xã Cẩm Sơn: ghi nhận hiện trường sạt lở, đoạn đường dài hàng trăm mét đã sụp đổ hoàn toàn xuống sông.

Sạt lở tại bờ Đông, sông Ba gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của bà con

Đoạn thứ hai ở phía bờ Đông sông Ba Rày dài trên 50m, làm mất gần phân nửa mặt đường, làm gián đoạn giao thông đường huyện 54B, khu vực nhà đất của ông Trần Văn Mỹ Thuận, Ấp 4, xã Cẩm Sơn.Đến nay, đoạn sạt lở bờ Tây sông Ba Rày đã cơ bản khắc phục xong. Còn đoạn sạt lở bờ Đông sông Ba Rày chưa khắc phục xong, hiện trường còn rất ngổn ngang.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân, địa phương đã phải cắm biển báo tạm ngưng lưu thông đối với xe 3, 4 bánh qua đoạn sạt lở. Giao thông ngừng trệ đã gây nhiều thiệt hại cho các xã trong khu vực chuyên trồng sầu riêng đặc sản của huyện Cai Lậy.

Thông tin từ UBND xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy cho biết, sạt lở tại hai ô bao bờ Đông và Tây sông Ba Rày trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi kinh phí lớn, giải pháp phù hợp để khắc phục. Do vậy, cần có sự hỗ trợ một cách căn cơ của các đơn vị hữu quan, nhất là tỉnh và huyện.

Trước mắt, UBND xã Cẩm Sơn đầu tư gần 70 triệu đồng xử lý những điểm sạt lở nhỏ, làm kè chống sạt lở, nuôi lục bình gây bồi, tạo bãi. Đồng thời, địa phương tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc trồng cây xanh chắn sóng, chắn gió; tích cực nuôi giữ lục bình hạn chế sóng vừa tạo thêm bãi bồi cũng như thực hiện các giải pháp hữu hiệu phòng, chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống.

 

 

Phạm Lâm

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline