Hotline: 0941068156

Thứ năm, 10/04/2025 17:04

Tin nóng

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Thứ năm, 10/04/2025

Sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch ngày càng phức tạp

Thứ năm, 14/07/2022 21:07

TMO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch. Dự báo những tháng cuối năm, diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp. Tình hình này đòi hỏi tỉnh An Giang cần nhanh chóng triển khai các biện pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định đời sống người dân. 

Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết, từ đầu tháng 6 đến nay trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra các vụ răn nứt, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch. Đầu tháng 6/2022, ngành chức năng đã phát hiện tình trạng răn nứt bờ Nam sông Hậu, đoạn thuộc tổ 1, ấp Tân Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, cách Chi cục Hải quan Cửa khẩu Long Bình về phía Đông khoảng 30m). Đoạn răn nứt dài khoảng 22m, ngang khoảng 2m, chiều rộng vết nứt khoảng 10-20cm. 

Ngày 10/6, tuyến đê bờ Tây kênh Rạch Giá - Long Xuyên (đê bao kết hợp lộ nhựa giao thông nông thôn, đoạn thuộc xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn) có hiện tượng răn nứt cơ đê, sau đó xảy ra sụp lún tại vị trí thuộc số nhà 133, tổ 8 (ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ), cách cầu Thoại Hà 4 hướng về phía thượng lưu 700m. Đoạn đê sụp, lún dài khoảng 70m, rộng 2,5m, sâu 1,5m, ảnh hưởng tuyến lộ nhựa giao thông nông thôn liên xã.

Khu vực sạt lở bờ sông Hậu đoạn qua thị trấn Vĩnh Thạnh Trung. Ảnh: Thanh Dũng   

Ngày 24/6, UBND tỉnh An Giang liên tiếp ban hành 2 quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với đoạn sạt lở bờ Tây sông Hậu, đoạn thuộc xã Quốc Thái, huyện An Phú và 2 đoạn sạt lở qua thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, xã Vĩnh Thạnh Trung và Bình Mỹ, huyện Châu Phú. Hai đoạn sạt lở tại huyện Châu Phú có tổng chiều dài khoảng 800m chỉ cách tuyến đường giao thông huyết mạch Quốc lộ 91 từ 2-55m, gây ảnh hưởng đến 104 hộ dân và bốn cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bước sang tháng 7 địa phương này liên tiếp ghi nhận các vụ sạt lở. Theo đó, ngày 2/7, tại khu vực tổ 19, ấp Long Hiệp, xã Long An, thị xã Tân Châu, xảy ra vụ rạn nứt đất với chiều dài 40m, ăn sâu vào đất liền 6m, đe dọa đến cơ sở sản xuất của người dân.

Trong 2 ngày 4-5/7, tại huyện Châu Phú xảy ra hai vụ sạt lở tuyến Bắc Kênh 10 Châu Phú (thị trấn Vĩnh Thạnh Trung) với chiều dài 30m, dạng hàm ếch ăn sâu vào 1/3 mặt đường đất hiện hữu và sạt lở tuyến Nam Cây Dương (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú) dài 15m, dạng hàm ếch ăn sát vào mặt đường nhựa hiện hữu. 

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, kết quả đo đạc sạt lở 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 180.580m. Trong đó, có 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, 36 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 14 đoạn ở mức độ bình thường.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 điểm sạt lở, sụt lún, răn nứt đất bờ sông, kênh, rạch, dài 808m (huyện An Phú 197m, Tri Tôn 41m, Châu Phú 390m, Chợ Mới 70m, Phú Tân 40m, Thoại Sơn 70m), ảnh hưởng đến 27 căn nhà; ước thiệt hại do sạt lở khoảng 954 triệu đồng. 

Thiệt hại do sạt lở trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính khoảng 954 triệu đồng. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Châu Phú xảy ra nhiều đoạn sạt lở nhất và ảnh hưởng đến giao thông của đường lộ nông thôn và nguy cơ ảnh hưởng đến Quốc lộ 91. Số vụ sạt lở và số căn nhà bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại giảm so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh An Giang xảy ra nhiều vụ sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng 

Đánh giá những nguyên nhân dẫn đến gia tăng mức độ mức trọng của tình trạng sạt lở, Sở TN&MT tỉnh cho biết, diễn biến thời tiết bất thường, tác động của quá trình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mekong gây thiếu bùn cát bồi lắng. Ngoài ra còn do yếu tố thủy lực, dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo.

An Giang là vùng đất trẻ, nền đất yếu, rất dễ bị xâm thực, bào mòn nhanh. Sự tác động của sông nước, biên độ chênh lệch của đỉnh triều, chân triều và nhiều dòng sông giao nhau làm cho dòng chảy không bình thường, tạo ra dòng chảy xoáy. 

Bên cạnh đó, hoạt động phát triển kinh tế như ghe tàu, khai thác cát, hoạt động xây dựng, vận tải 2 bên bờ sông... ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, tình hình dân cư phát triển nhanh, tăng mật độ xây dựng nhà ở bê tông kiên cố, xây dựng công trình kho bãi nhà máy, công trình giao thông, chất tải nặng gần bờ sông làm tăng tải trọng vượt khả năng chịu tải của bờ sông.

Cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh An Giang nhận định, mưa lớn tập trung vào giai đoạn cuối năm, mực nước trên sông hạ thấp, nước trong đất bị mất cân bằng nên vào đầu mùa mưa, nếu có mưa lớn cục bộ sẽ làm mặt đất thấm nước nhanh. Từ đó làm kết cấu đất mềm, yếu, trong khi mực nước sông còn thấp, dẫn đến sạt lở ở những nơi mái bờ dốc thẳng đứng.

Dự báo diễn biến sạt lở tại An Giang sẽ ngày càng phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt sạt lở ảnh hưởng đến các công trình quốc lộ, đê cấp III, khu vực dân cư, công trình hạ tầng quan trọng khác và các sông kênh rạch nội đồng. 

Địa phương triển khai các giải pháp về công trình, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra. 

Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất bờ sông, Sở TN&MT tỉnh An Giang cho biết, trong thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp cùng các địa phương tiếp tục gia tăng thời lượng, tầng suất quan trắc, cảnh báo sạt lở. Tổ chức cắm biển báo và tuyên truyền vận động nhân dân ý thức phòng tránh sạt lở, hạn chế việc phát sinh nhà ở trên bờ sông kênh rạch.

Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh, chỉ đạo UBND cấp huyện rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ, định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tiến hành khoanh vùng các khu vực sạt lở, cắm mốc giới hạn hành lang sạt lở nguy hiểm và trên cơ sở đó, tiến hành thống kê và lập kế hoạch di dời ra khỏi khu vực sạt lở.

 

 

 

Hoàng Oanh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline