Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 04:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng xanh góp phần giảm thiểu ô nhiễm

Thứ ba, 26/09/2023 13:09

TMO - Các công trình sử dụng vật liệu xanh thay thế cho vật liệu xây dựng truyền thống nhằm hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người trở thành yếu tố cốt lõi trong việc phát triển xây dựng bền vững.

Qua thống kê của Viện Vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Trước thách thức về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, việc tăng cường sử dụng vật liệu xanh là phương pháp tối ưu nhất đối với ngành Xây dựng, đồng thời là một trong những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26. Trong đó, lĩnh vực do Bộ Xây dựng quản lý, chịu trách nhiệm giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương.

Các công trình xây dựng truyền thống thường tạo ra một lượng lớn chất thải không thể tái chế. Sử dụng vật liệu xanh tái sử dụng có thể giảm lượng chất thải này và giúp không gian môi trường xung quanh không bị ô nhiễm bởi các chất thải xây dựng độc hại. Không chỉ vậy, sử dụng vật liệu xanh tái chế còn giúp giảm sự khai thác tài nguyên tự nhiên như: Đá, gỗ và khoáng sản. Điều này giúp bảo vệ các môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học. Khai thác tài nguyên tự nhiên có thể gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, bao gồm tác động đến đất đai, rừng, và nguồn nước. Sử dụng vật liệu xanh tái sử dụng và tái chế giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 

Sản xuất vật liệu xây dựng xanh trong đó có vật liệu không nung đang được chú trọng phát triển mạnh và là xu thế phát triển tất yếu trong xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường. 

Thời gian qua, vật liệu xây dựng xanh trong đó có vật liệu không nung đang được chú trọng phát triển mạnh và là xu thế phát triển tất yếu trong xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường. Hội Vật liệu xây dựng cho biết, để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn: khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác 2m); nhiên liệu là 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường.

Dự báo năm 2030, nhu cầu vật liệu xây dựng (VLXD) của nước ta vào khoảng 50 tỷ viên gạch. Nếu đáp ứng được nhu cầu này 90% gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng trên 60 triệu m3 đất sét, tương đương 3.000-3.200 ha đất nông nghiệp; tiêu tốn khoảng 5,8-6,2 triệu tấn than, đồng thời thải ra khoảng 20 triệu tấn khí CO2. Do đó, việc ứng dụng công nghệ xây dựng, sản xuất vật liệu không nung đã góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng cho các công trình xanh, đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần bảo vệ môi trường. Tỷ trọng sử dụng gạch không nung trong cả nước đến nay mới chỉ đạt hơn 21% so với tổng vật liệu xây, tương đương 6,8 tỷ viên.

Bộ Xây dựng đã xây dựng và tham mưu cho Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Chiến lược trên đã đưa ra các mục tiêu về phát triển vật liệu xây dựng. Đó là loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiêu tốn nhiều tài nguyên, ô nhiễm môi trường; tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Đồng thời, đặt ra mục tiêu  cho từng loại vật liệu, nhất là các vật liệu mà trong quá trình sản xuất có lượng phát thải tác động đến môi trường lớn như: Ximăng, sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch/đá ốp lát vôi công nghiệp.

Năm 2021, Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây không núng mới, giai đoạn 2021-2030. Trong đó, chương trình đưa ra một số yêu cầu bắt buộc để phát triển vật liệu xây không nung, điển hình như đối với các công trình sử dụng 100% vật liệu xây không nung, nhất là các công trình trong khối đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách tại các thành phố lớn. Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được phê duyệt tại Quyết định 385/QĐ-BXD, ngày 12/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng có nêu “thúc đẩy sản xuất và sử dụng các sản phẩm VLXD xanh, phát thải carbon thấp là một trong các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030, lĩnh vực đầu tư xây dựng, vận hành nhà ở chung cư giảm ít nhất 25% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2020”.

Một số doanh nghiệp đã sản xuất các sản phẩm panel cách nhiệt thay thế cho gạch nung. Ảnh: QT. 

Trên thực tế, tại thị trường Việt Nam hiện nay, các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cũng ngày càng đa dạng hơn, hạng mục vật liệu không nung có gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, gạch bê tông, panel bê tông rỗng đùn ép. Cùng đó, kính Low-E và kính Solar Control mới có khả năng giảm sự truyền nhiệt vào công trình, từ đó giảm công suất điều hòa cũng như điện năng tiêu thụ…

Nhiều nhà máy đã sản xuất ngói lợp không nung, cát nghiền, cốt liệu tái chế từ nguồn phế thải công nghiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều vật liệu xây dựng khác sử dụng phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt điện như: xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, bê tông trộn sẵn… để giảm tỷ lệ sử dụng vật liệu thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, mặc dù Chính phủ đã ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng VLXD phát thải thấp và hiệu quả năng lượng cho xây dựng nhà ở, nhưng vẫn chưa toàn diện; việc thực hiện các cơ chế chính sách đã được ban hành vẫn còn những bất cập; nhận thức của các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế, của người sử dụng về loại VLXD này chưa đầy đủ, nên thói quen sử dụng các VLXD truyền thống khó thay đổi.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về VLXD xanh, các hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật chưa được đầy đủ, do đó các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế, người sử dụng chưa có đủ căn cứ để dưa sản phẩm vào công trình. Ngoài ra, VLXD xanh thường là sản phẩm mới, cao cấp nên giá còn cao hơn so với VLXD thông thường, có thể làm tăng giá thành công trình, trong khi năng lực tài chính cho đầu tư nhà ở có hạn, người sử dụng chưa tính đến hiệu quả tổng thể của công trình. Chưa kể có nơi, có lúc còn đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng chưa cao, dẫn tới gây tâm lý e ngại cho người sử dụng…

Trước thực tế trên, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các loại vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần quan tâm đến một số vấn đề. Trước hết là xây dựng hàng lang pháp lý, hành lang kỹ thuật cụ thể về vật liệu xanh đặc biệt trong xây dựng nhà ở xã hội (chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất VLXD xanh về đầu tư, tài chính, thuế… góp phần giảm giá thành sản phẩm; chính sách về ưu đãi cho các công trình sử dụng VLXD xanh). Đồng thời, phải có các chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm việc thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách đã ban hành…

Cùng với đó là đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về VLXD xanh, công trình xanh và lợi ích mà chúng mang đến cho chủ đầu tư và người sử dụng nói riêng, toàn xã hội nói chung, để thay đổi thói quen trong việc sử dụng VLXD; các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng VLXD xanh; các doanh nghiệp sản xuất VLXD tiếp tục tìm mọi giải pháp (đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, cải tiến quản trị doanh nghiệp, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0…) để ổn định và nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm VLXD xanh.

 

 

Mai Hương 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline