Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 00:01
Thứ hai, 21/02/2022 15:02
TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, sản xuất vụ đông xuân năm nay ở Cao Bằng nhiều khả năng sẽ thiếu hụt nguồn nước, nhất là các huyện vùng cao.
Vụ đông xuân 2021- 2022, tỉnh Cao Bằng phấn đấu gieo cấy 3.657 ha lúa, 25.308 ha ngô và hơn 10.000 ha cây trồng các loại… Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Cao Bằng, mực nước trung bình toàn mùa trên hệ thống sông Bằng ở mức xấp xỉ thấp hơn so với mực nước trung bình nhiều năm (TBNN); hệ thống sông Gâm ở mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ vụ đông xuân năm 2020 - 2021.
Hồ Bản Viết, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh có dung tích hơn 3 triệu nước
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có trên 3.600 công trình thủy lợi, 23 hồ chứa nước do cấp tỉnh quản lý, trong đó chỉ có 5/23 hồ chứa đạt dung tích thiết kế, 9/23 hồ chứa đạt dung tích từ 69 - 96% dung tích thiết kế, còn lại 9 hồ chứa dung tích đạt thấp so với thiết kế, trong đó, hồ Thôm Cải đạt 7%, hồ Bản Nưa (Hà Quảng) đạt 31%, hồ Phja Gào (Hòa An) đạt 17%, hồ Bản Viết (Trùng Khánh) 41%...
Từ đầu năm 2022, Sở NN&PTNT Cao Bằng ban hành nhiều công văn chỉ đạo về công tác chuẩn bị nước tưới phục vụ sản xuất vụ xuân 2022; xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước, kế hoạch tổng thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước chi tiết đến từng vùng, từng khu vực để có giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó, Sở khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa không chủ động nguồn nước sang canh tác nông nghiệp đa dạng, bố trí vùng sản xuất cây trồng có cùng khả năng chịu hạn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc điều tiết nước tưới.
Các đơn vị Thủy Nông tỉnh huy động nhân lực cùng với nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo cho sản
Đồng thời, phát động phong trào nhân dân làm thủy lợi, thực hiện việc tu sửa, nạo vét, khơi thông dòng chảy, thực hiện gia cố các phai, đập, kênh mương. Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để sớm đi vào hoạt động…
Bên cạnh đó, Sở NG&PTNT tỉnh Cao Bằng phối hợp với đơn vị thủy nông trên địa bàn tỉnh thực hiện điều tiết lượng nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp. Theo đó, các đơn vị này sẽ tiến hành nạo vét các tuyến mương thủy lợi, bảo dưỡng máy móc, thiết bị bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo các đơn vị thủy nông trực thuộc cử cán bộ thay nhau trực 24/24 giờ tại đầu mối công trình để vận hành máy bơm, thực hiện mở nước theo yêu cầu của các địa phương.
Đối với các công trình hồ chứa, lượng nước thấp hơn cửa cống, các đơn vị dùng máy bơm dầu chống hạn bơm nước từ dung tích mực nước chết trong hồ ra cống lấy nước để phục vụ sản xuất. Trong đó, chú trọng đến việc lắp đặt máy bơm đặt tại hồ Khuổi Lái, xã Bạch Đằng (Hòa An), hồ Bản Nưa, xã Ngọc Đào (Hà Quảng), đây là những địa phương có diện tích lúa, thuốc lá trọng điểm của tỉnh, đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho cây trồng và đề phòng hạn hán xảy ra.
Hồ Khuổi, huyện Hòa đạt dung tích lưu trữ nước 96% so với thiết kế, đảm bảo lượng nước tưới cho hơn ha lúa
Thông tin từ Chi cục Thủy lợi Cao Bằng cho biết, để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước phục vụ gieo trồng vụ đông xuân 2021 - 2022, ngay từ đầu vụ, Chi cục xây dựng kế hoạch tưới tiêu phục vụ sản xuất, phương án đảm bảo nguồn nước; nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy.
Tuy nhiên, do hệ thống các công trình hồ, đập, kênh mương thủy lợi ở một số khu vực đã xuống cấp và chưa được đầu tư đồng bộ nên trên địa bàn một số huyện vẫn còn khoảng hơn 500 ha lúa vụ đông xuân phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên, có nguy cơ bị hạn hán. Ðối với những diện tích này, Chi cục chỉ đạo chính quyền các xã vận động người dân tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên bằng cách chủ động đắp phai tạm ngăn dòng từ trước để tích nước, đảm bảo 100% diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân được cung cấp đủ nước tưới.
Trung Văn
Bình luận