Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Sách “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” có gì đặc biệt?

Chủ nhật, 19/11/2023 19:11

TMO – Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là chi phí thu hồi giá trị từ chất thải. Kinh tế tuần hoàn là mô hình khép kín khi sử dụng chất thải của chu kỳ này cho đầu vào của chu kỳ mới.

Khái niệm kinh tế tuần hoàn (KTTH) ra đời từ những năm 1990, trong bối cảnh xã hội hiện đại phát triển, tiêu dùng tăng cao gây ra nhiều nhân tố tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái, cũng như mang đến nhiều mối nguy hại cho môi trường và sự phát triển bền vững. Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về KTTH. Theo giới chuyên gia, nền KTTH là một hệ thống công nghiệp được phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại làm mất khả năng tái sử dụng và quay trở lại sinh quyển thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và mô hình kinh doanh.

Thuận lợi và thách thức

Tại Việt Nam, KTTH gắn liền với các mục tiêu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong các lĩnh vực khác nhau. Việc phát triển KTTH có những thuận lợi: Thứ nhất, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTH hướng đến phát triển bền vững đã được khẳng định. Đó là việc Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính tới nền KTTH, với nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên sự ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới về chính sách, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Năm 2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó khẳng định phải ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, phát triển nhà máy điện sử dụng rác thải, chất thải để bảo vệ môi trường và phát triển KTTH. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức luật hóa quy định về KTTH. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.

Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp.

Nhiều chính sách của Nhà nước ban hành nhằm hướng đến phát triển nền kinh tế bền vững, như Chỉ thị 36/1998/CT-TW, ngày 25/6/1998, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Năm 2016, Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP). Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025”, Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030”. Ngoài ra, còn có một số luật và chính sách liên quan, như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020…

KTTH đã và đang nhận được sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ là cơ hội lớn nhằm tìm tòi, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế tuần hoàn cũng sẽ làm giảm áp lực của việc thiếu hụt tài nguyên, tình trạng ô nhiễm môi trường, lượng chất thải lớn, nhất là chất thải nhựa. Điều này góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và ứng phó với biến đổi khí hậu, làm giảm thiểu và thu hồi gần như triệt để các chất gây hiệu ứng nhà kính, không phát thải ra môi trường. Do đó, phát triển KTTH sẽ nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.

Dưới góc độ doanh nghiệp, nền KTTH còn mang lại cách nhìn mới mẻ về mối quan hệ giữa thị trường, khách hàng và tài nguyên thiên nhiên, từ đó góp phần thúc đẩy các mô hình kinh doanh sáng tạo mới, các công nghệ đột phá giúp doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn thông qua cắt giảm chi phí; giảm tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO2; tăng cường chuỗi cung ứng và bảo tồn tài nguyên. Nền KTTH là một phương thức kinh doanh khác biệt rõ rệt, buộc các doanh nghiệp phải xem xét lại các khâu trong sản xuất, kinh doanh, từ thiết kế và sản xuất sản phẩm đến mối quan hệ với khách hàng. Ưu việt của KTTH là vừa giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, vừa hướng đến nền kinh tế phi phát thải và bảo vệ môi trường, từ đó, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tới môi trường. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới hướng đến gần hơn với KTTH trong khu vực tư nhân được thực hiện khá thành công, tạo ra nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội nêu trên, thực hiện KTTH ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất trong việc áp dụng mô hình KTTH là chi phí thu hồi giá trị từ chất thải. Kinh tế tuần hoàn là mô hình khép kín khi sử dụng chất thải của chu kỳ này cho đầu vào của chu kỳ mới. Ở Việt Nam, lượng rác thải được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Tỷ lệ tái chế rác thải của Việt Nam chỉ đạt dưới 10% tổng lượng chất thải. Đây là một tỷ lệ nhỏ so với các nước đã và đang thực hiện mô hình KTTH. Lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước hiện đang chiếm khoảng 8% - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng rác thải nhựa không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ra môi trường xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Tỷ lệ rác thải cao gây khó khăn trong việc quản lý thu gom và tái chế tài nguyên rác.

Tiếp đến, hệ thống kinh tế hiện tại ở Việt Nam đang hướng tới nhu cầu của nền kinh tế tuyến tính. Các doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh tế đều ưu tiên xem xét đến các tín hiệu thị trường, chưa quan tâm nhiều các yếu tố ngoại ứng tích cực hay tiêu cực đến xã hội và môi trường. Các mô hình sản xuất, kinh doanh theo nền KTTH chưa phổ biến, vì đa số các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động theo tư duy nền kinh tế tuyến tính, có các mục tiêu tập trung vào việc tạo ra giá trị ngắn hạn, trong khi KTTH là mô hình tạo ra giá trị dài hạn.

Các điều kiện về pháp lý, kết cấu hạ tầng cho phát triển KTTH còn thiếu, nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới. Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi ngay từ đầu phải có chiến lược sản xuất và phát triển sử dụng sản phẩm lâu nhất có thể và lập kế hoạch đưa nguyên liệu trở lại sản xuất sau này. Để đạt được điều đó, đòi hỏi đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng thu gom, phân loại và tái chế rác thải...

Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Sáng 17/11/2023, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức ra mắt cuốn sách “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”. Sách khổ 16x24 cm, 576 trang, gồm 7 Chương. Cuốn sách được xem là ‘công trình’ nghiên cứu, do nhóm các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam biên soạn, lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam làm Chủ biên.

Sách đề cập đến các vấn đề liên quan phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Sách gồm 7 Chương, cụ thể: Chương I: Phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn là xu hướng hợp thời đại. Chương II: Phát triển kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh suy thoái đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Chương III: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là giải pháp quan trọng góp phần chuyển đổi xanh và bảo vệ môi trường bền vững. Trong đó nêu ra 37 nội dung vấn đề, trong đó giới thiệu 11 mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Chương IV: Những mô hình phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn trên thế giới, thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, gồm các chủ trương và mô hình cụ thể trong nước và trên thế giới. Chương V: Doanh nghiệp Việt Nam đi đâu trong phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Chương VI: Cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Chương VII: Nâng cao năng lực cho cộng đồng trong phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và xây dựng lối sống xanh.

Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, sách “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ra mắt trong bối cảnh suy thoái đa dạng sinh học và biến đổi khi hậu, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chuyển đổi, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững. Theo tìm hiểu, nội dung cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin, tài liệu quý giá, bổ ích liên quan đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, cuốn sách đã nêu ra những mô hình áp dụng chuyển đổi thiết thực, hiệu quả, đồng thời nêu bật một số giải pháp phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đúc kết từ thực tiễn.

 

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ra mắt sách "Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam"

 

PHẠM DUNG

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline