Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Robot diệt cỏ dại và ốc bươu vàng

Thứ ba, 16/04/2024 14:04

TMO – Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng các sản phẩm thuốc hóa học để xử lý cỏ dại và ốc bươu vàng. Thách thức lớn nhất là dư lượng trong sản phẩm và phát thải ra môi trường ngày càng lớn. Do đó, robot được kỳ vọng là giải pháp thay thế.

Một doanh nghiệp Nhật Bản vừa giới thiệu loại robot diệt cỏ tự động có tên Aigamo Robo. Người sáng lập ra robot Aigamo cho hay, robot Aigamo Robo đem lại giải pháp kiểm soát cỏ dại nhằm cải tiến việc sản xuất lúa hữu cơ. Robot này tự động chạy trên các ruộng lúa, khuấy nước và nâng bùn lên để chắn ánh sáng mặt trời, từ đó ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại dưới nước, tạo môi trường mà cỏ dại ít có khả năng phát triển nếu không sử dụng thuốc diệt cỏ. Song song đó, robot Aigamo cũng đồng thời giúp đẩy lùi những con ốc bươu vàng cũng như các loại thiên địch khác, kích thích sự phát triển của lúa. Hơn nữa, nó còn góp phần giảm lượng khí thải metan trong ruộng lúa bằng cách sục không khí.

(Ảnh minh họa)

Aigamo Robo đã được thử nghiệm

Tại Nhật Bản, robot Aigamo Robo đã trải qua các cuộc thử nghiệm thành công trên nhiều cánh đồng lúa, với hiệu quả được xác nhận là vượt trên 70%. Kể từ đầu năm 2023, 500 robot được bán tại Nhật Bản và hoạt động trên các cánh đồng lúa tại Nhật. Năm 2023, robot đã được giới thiệu tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G7 ở Miyazaki và nhận được sự đánh giá cao từ các bộ trưởng nông nghiệp G7.

Theo các chuyên gia, cỏ dại và ốc bươu vàng là hai vấn đề rất được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp. Hiện Việt Nam vẫn sử dụng các sản phẩm thuốc hóa học để xử lý hai loại dịch hại này. Thách thức lớn nhất là dư lượng trong sản phẩm và phát thải ra môi trường ngày càng lớn. Do vậy, loại robot này hoàn toàn có thể được thử nghiệm tại Việt Nam. Đồng thời có thể sử dụng trong Đề án Một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Đây sẽ là một phương pháp mới giảm phát thải trong sản xuất lúa tại Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thế kỷ 20 là thế kỷ của tự động hóa. Nhật Bản là nước đi đầu trong lịch sử chế tạo robot. Robot này phù hợp với mục tiêu của Đề án Một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Vấn đề cỏ dại và ốc bươu vàng là vấn đề lớn của nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Công nghệ này giúp giải quyết hai loại dịch hại trong khi giúp giảm phát thải nên hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất chọn Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long trình diễn công nghệ này, sau đó, đánh giá hiệu quả, nếu phù hợp, hiệu quả cao sẽ được công nhận, tiến tới sử dụng cho Đề án Một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Và cùng thời điểm có thể làm mô hình này cho vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline