Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 26/01/2025 17:01
Thứ tư, 23/11/2022 11:11
TMO - Cả nước hiện có khoảng 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, trong số này có nhiều bãi chôn lấp không đảm bảo đúng quy định.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên cả nước có khoảng 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Các cơ sở xử lý CTR đã đầu tư 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền sản xuất phân compost, khoảng 904 bãi chôn lấp CTRSH; trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt có thu hồi năng lượng để phát điện hoặc có kết hợp nhiều phương pháp xử lý.
Ngoài chôn lấp, rác thải khu vực nông thôn chủ yếu xử lý bằng cách đốt. Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm.
Các cơ sở xử lý chất thải tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I thường xử lý tập trung với quy mô lớn. Trong khi, các vùng nông thôn ở nhiều địa phương bố trí các cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp quy mô cấp xã. Địa phương có nhiều cơ sở xử lý CTRSH, hoặc bãi chôn lấp nhiều nhất là Hải Dương (194 cơ sở), Nam Định có 178 cơ sở, Thái Bình có 124 cơ sở, Thanh Hóa có 49 cơ sở.
Đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, một số có hệ thống thu gom khí, một số không được đầu tư; hệ thống xử lý nước rỉ rác trong nhiều trường hợp không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, trong một số trường hợp việc quản lý, vận hành bãi chôn lấp chất thải đi kèm với trách nhiệm thu gom, xử lý nước rỉ rác phát sinh; một số trường hợp khác, việc xử lý nước rỉ rác lại được giao cho đơn vị khác với đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp. Đây chính là điều bất cập, không gắn chặt trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp trong việc xử lý nước rỉ rác.
Còn nữa
PV
Bình luận