Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 11:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Thứ hai, 14/07/2025

Rác thải: Nhiều hệ lụy nếu thiếu quyết sách

Thứ bảy, 02/04/2022 15:04

TMO - Khó khăn trong công tác quy hoạch, thiếu công nghệ xử lý phù hợp... là những điểm nghẽn trong xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường.

Tại Đà Nẵng, dù đã có nhiều biện pháp nhưng việc xử lý rác thải cũng gặp nhiều khó khăn. Hoạt động từ năm 1992, bãi rác Khánh Sơn rộng 13,83 ha là khu xử lý rác thải duy nhất của TP Đà Nẵng, cũng là điểm nóng môi trường kéo dài nhiều năm qua. Nhiều lần người dân đã chặn xe chở rác, yêu cầu di dời bãi rác. Những năm qua, thành phố liên tục có những giải pháp tức thời, xây dựng thêm hộc rác để đáp ứng lượng chất thải rắn tăng thêm mỗi năm từ 8-10%. Theo các cơ quan chức năng, trong giai đoạn 2020-2025, lượng rác tăng lên 1.800 tấn/ngày và đến giai đoạn 2025-2030, tăng lên 2.400 tấn/ngày. Tháng 6/2021 thành phố đã đưa vào vận hành Dự án nâng cấp, cải tạo bãi rác Khánh Sơn và vận hành thử nghiệm Trạm Xử lý nước rỉ rác giai đoạn hai để bảo đảm thu gom, xử lý toàn bộ nước rỉ rác.

Cần lời giải trong thu gom, xử lý rác thải.

Trong quy hoạch, Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải (tám khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và chín khu đầu tư mới). Vùng I bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì), các huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh) có năm khu xử lý chất thải rắn.

 Vùng II gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện (Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín) có sáu khu xử lý chất thải rắn. Vùng III gồm một phần quận Hà Đông, các huyện (Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất), thị xã Sơn Tây, có sáu khu xử lý chất thải rắn.

Tuy nhiên, nhiều dự án cho đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy hoặc đang thực hiện các thủ tục. Dự án nhà máy xử lý rác thải rắn ở huyện Phú Xuyên chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài; dự án Nhà máy điện rác Seraphin trên địa bàn thị xã Sơn Tây cũng chậm do vướng thủ tục; dự án nhà máy xử lý rác Núi Thoong (huyện Chương Mỹ) công nghệ đã lạc hậu, trong quá trình triển khai chưa nhận được sự đồng thuận của người dân, chậm giải phóng mặt bằng... Do đó rác thải chủ yếu được dồn về hai khu xử lý là Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì), dẫn đến quá tải.

Riêng lượng rác thải hằng ngày chuyển tới Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã lên đến hơn 4.000 tấn/ngày, có khi 6.000 tấn/ngày. Thực tế, những năm qua liên tục xảy ra hiện tượng người dân ở Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) chặn xe rác, bởi việc vận chuyển, xử lý chưa bảo đảm, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của họ.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 60.000 tấn rác, trong đó, rác thải đô thị chiếm khoảng 60%. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10-16%/năm. Riêng các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự báo mỗi ngày sẽ phát sinh từ 7.000-9.000 tấn. Giới chuyên gia lo ngại, hiện có hơn 70% rác thải được xử lý bằng phương thức chôn lấp, trong đó, chỉ có 15% rác thải được chôn lấp hợp vệ sinh, cần tập trung vào các vấn đề: chính sách quản lý, khung tiêu chuẩn để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở xử lý hiện đại, triển khai thực hiện và sự đồng thuận của người dân.

Với sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển của nhiều ngành kinh tế, rác thải sẽ là vấn đề ngày càng cần được quan tâm nhiều và cụ thể hơn. Nếu không có những quyết sách hiệu quả thì rác thải sẽ là vấn đề tạo nên nhiều hệ lụy.

 

 

Phạm Yến

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline