Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 01/02/2025 12:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ bảy, 01/02/2025

Quy mô nền kinh tế phục thuộc vào tốc độ tăng trưởng

Thứ hai, 09/01/2023 08:01

TMO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, đi liền với hội nhập sâu rộng, cần phải có thể chế tích cực, đồng bộ. Từ đột phá trong thể chế sẽ tạo được đột phá trong phát triển.

Mới đây, trong buổi thảo luận tại tổ đại biểu TP. HCM về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại quá trình gian nan, kéo dài, nhiều ý kiến khác nhau gay gắt trong suốt quá trình xây dựng cho đến khi thống nhất, ban hành được Luật Quy hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sự ưu việt của phương pháp quy hoạch tích hợp.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, với thời gian quy hoạch rất dài, tầm nhìn gần 30 năm trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch. “Nếu chúng ta chậm, không cập nhật thì sẽ lạc hậu”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tính dự báo trong quy hoạch là hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả của quy hoạch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong các yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện quy hoạch, cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Chủ tịch nước, nếu không có nguồn nhân lực tốt thì không thể nào thực hiện được quy hoạch. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có kinh nghiệm và Việt Nam cần phải đặt vấn đề này để "đi tắt đón đầu". Chúng ta phải thay đổi nguồn nhân lực một cách căn bản, chất lượng thì mới thực hiện được các chiến lược, những kịch bản tăng trưởng.

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Do đó, Chủ tịch nước lưu ý khi đặt vấn đề về quy hoạch tại những trục chính, những đô thị, khu vực đông dân cư phải bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, phát triển bền vững.

Về các hành lang kinh tế được thiết kế trong quy hoạch, Chủ tịch nước nhận định, Việt Nam đang ở trong khu vực ASEAN phát triển rất năng động. Bên cạnh các hành lang kinh tế đã nêu trong quy hoạch, Chủ tịch nước đề nghị quan tâm, bổ sung đến kết nối kinh tế với các nước trong khu vực.

Trong dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chính phủ đưa ra hai kịch bản tăng trưởng, phát triển. Theo đó, kịch bản thấp, với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,3% cho cả giai đoạn 2021-2030 và đạt 6,49% mỗi năm vào 2031-2050. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 khoảng 7.500 USD. Kịch bản cao, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 7,05%/một năm giai đoạn 2021-2030 và đạt 7,16%/một năm trong giai đoạn 2031-2050. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2050 đạt 27.000-32.000 USD.

Liên quan đến các mục tiêu này, theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cần phải chọn phương án tăng trưởng cao với lý do chỉ có tăng trưởng nhanh chóng mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế, đặt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao; củng cố thế và lực của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

 

 

Quốc Dũng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline