Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Cần nhận diện và giải quyết những vướng mắc

Chủ nhật, 04/02/2024 20:02

TMO – Việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua chưa có bước bứt phá, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có; Tuy kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa thực sự bền vững; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy có tập trung đầu tư, nhưng chưa đồng bộ.

Đồng Nai có nhiều lợi thế bởi có diện tích rộng, địa hình cao tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, có nguồn nước ổn định, rất ít khi chịu ảnh hưởng của bão lụt và thiện tai. Đây là cơ hội và tiềm năng sẵn có để tỉnh bố trí không gian phát triển kinh tế-xã hội mang tính ổn định và bền vững.

Về kinh tế, Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất của cả nước. Trong đó, tỉnh là một trong ba góc của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh-Bình Dương-Đồng Nai; có nhiều cụm công nghiệp làng nghề truyền thống và hơn 33 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập đi vào hoạt động ổn định. 

Số liệu năm 2020, Đồng Nai xếp thứ 3 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP đạt gần 400.000 tỷ đồng, tương ứng 17.2 tỷ USD), xếp thứ 6 về thu nhập bình quân đầu người (đạt 124 triệu đồng, tương ứng với 5.300 USD); đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP (đạt trên 9,0%).

Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh minh họa.

Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, GRDP toàn tỉnh Đồng Nai năm 2023 đạt 246,45 ngàn tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm trước. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đồng Nai đạt 139,75 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển khi nông lâm, thủy sản chiếm 9,33%; công nghiệp xây dựng chiếm 59,47%; dịch vụ chiếm 23,47%; thuế các loại là 7,73%. Xuất khẩu hàng hóa hơn 21,6 tỷ USD và nhập khẩu 15,7 tỷ USD và xuất siêu hơn 5,9 tỷ USD...

Bên cạnh tiềm năng phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, Đồng Nai còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa nhân văn; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, yếu tố này được xem là điều kiện rất lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch, như sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nghiên cứu, khám phá, văn hóa… Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, siêu thị, sân golf… đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra hồi đầu tháng 2 mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua chưa có bước bứt phá, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh; kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa thực sự bền vững; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy có tập trung đầu tư, nhưng chưa đồng bộ. Do đó, những thách thức, điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cần được nhận diện và tập trung xử lý trong bản quy hoạch lần này để tận dụng được thời cơ bứt phá cả về tốc độ và chất lượng tăng trưởng, tạo thêm năng lượng để Đồng Nai phát triển bền vững trong thời gian tới.

Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Đồng Nai đã thể hiện được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo rất sát sao của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đối với công tác quy hoạch. Tại phiên thẩm định, các thành viên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia phản biện đã cho ý kiến quý báu để tỉnh tiếp thu, tiếp tục hoàn thiện, từ đó, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Góp ý của các chuyên gia tập trung vào các nhóm vấn đề chính: Xem xét về tính hợp lý và phù hợp với quy định tại Điều 32 của Luật Quy hoạch về nội dung thẩm định quy hoạch; cho ý kiến về nội dung quy hoạch tỉnh, trong đó lưu ý đến vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia, xác định các "điểm nghẽn", các ngành ưu tiên và các định hướng mới tạo đột phá phát triển, tổ chức phân bố không gian và phân bổ nguồn lực và giải pháp thực hiện quy hoạc; cho ý kiến đối với Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Đồng Nai có thế mạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ với hệ thống giao thông thuận tiện, nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

 

 

HOÀI AN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline