Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Quy hoạch thủy lợi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và phòng chống thiên tai

Thứ hai, 17/07/2023 11:07

TMO - Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt hướng đến mục tiêu bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Đến thời điểm hiện tại, trên toàn quốc đã xây dựng được khoảng trên 900 hệ thống thuỷ lợi có quy mô diện tích phục vụ từ 200ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn có diện tích phục vụ trên 2.000 ha. Cả nước hiện có 86.202 công trình thủy lợi, Với hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng, đã đảm bảo cấp nước cho khoảng 4,28 triệu ha.

Trong đó, hàng năm tưới cho lúa khoảng 7,26 triệu ha/7,68 triệu ha gieo trồng (đạt 95%); diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đạt gần 0,53 triệu ha/3,4 triệu ha; cấp nước cho khoảng 8,4 triệu con gia súc, 480 triệu con gia cầm, 686.600 ha nuôi trồng thủy sản và khoảng 6,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp; bảo đảm phòng, chống lũ, chống ngập cho các đô thị, khu dân cư, bảo vệ sản xuất. Hệ thống công trình thủy lợi đảm kiểm soát mặn cho khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp, kết hợp phát điện với tổng công suất 2.100 MW (trong đó: kết hợp thủy điện 800MW, điện mặt trời 1500 MW

Đến hết năm 2022, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 92,5%. Hiện nay, cả nước có 16.573 công trình cấp nước tập trung (có các qui mô khác nhau, công suất dưới 300 m3 /ngày đêm chiếm hơn 80%) được đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc ngân sách, cấp nước sạch cho 28,5 triệu người (44% số dân nông thôn). Về tiêu, thoát nước, cả nước hiện có hơn 30.000 cống, bọng tiêu các loại; hơn 28.000 trạm bơm (bao gồm cả trạm bơm tưới, tiêu kết hợp) phục vụ tiêu thoát nước, đảm bảo nhiệm vụ tiêu cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và một phần diện tích khu đô thị, công nghiệp tiêu qua hệ thống công trình thủy lợi. Trên hầu hết các lưu vực sông đều có hệ thống hồ chứa tham gia phòng, chống lũ. 

Hệ thống thủy lợi được quy hoạch và phát triển theo hướng đa mục tiêu trong đó đặc biệt chú trọng đến đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế-xã hội và phòng chống thiên tai. 

Theo số liệu thống kê, toàn quốc đã xây dựng được 5.212 km đê sông (trong đó 2.622 km từ cấp 3 đến cấp đặc biệt), 743 km kè, 1.686 cống, ngoài ra còn có hàng ngàn km bờ bao chống lũ, ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương. Về phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển: tại khu vực ven biển Bắc Bộ có 484km đê cửa sông và đê biển, miền Trung có 821 km đê cửa sông, đê biển và trên 300 km kè. Vùng ven biển ĐBSCL đã xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển. Tại các vùng miền núi như Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên nhiều hệ thống kè bảo vệ bờ chống sạt lở đất, xói lở bờ sông bảo vệ dân cư và sản xuất đã được đầu tư xây dựng.

Về hệ thống đê biển đã xây dựng được trên 1.150 km đê biển, 1.340 km đê cửa sông và hàng trăm km kè chống xói lở bờ sông, bờ biển. Triển khai thực hiện các Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đến nay những đoạn đê biển xung yếu bảo vệ các vùng dân cư tập trung, những khu vực kinh tế quan trọng đã cơ bản hoàn thành. Hệ thống đê biển và công trình bảo vệ bờ biển đảm bảo an toàn cho dân cư và hạ tầng 28 tỉnh ven biển trước thiên tai.

Việc gia cố, nâng cấp đê biển theo yêu cầu kiên cố hóa từng bước không những nâng được mức chống bão và triều cường mà còn kết hợp làm đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ven biển. Hệ thống khu neo đậu tàu thuyền được đầu tư củng cố nhằm góp phần giảm đáng kể thiệt hại đối với tàu thuyền vào tránh trú khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Từ năm 2002 đến nay đã có 64 khu neo đậu được đầu tư trong đó đã hoàn thành 51 khu (trong đó có 13 khu cấp vùng).

Mặc dù, hệ thống công trình thủy lợi đã được chú trọng đầu tư xây dựng trong hơn 70 năm qua nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khu vực chưa có đủ công trình phục vụ tưới, cấp nước, ở hầu hết các vùng như Trung du miền núi Bắc Bộ (năng lực công trình mới đạt 86% so với yêu cầu tưới lúa và cây trồng các loại), Đồng bằng Bắc Bộ (đạt 96%), Bắc Trung Bộ (70%), Nam Trung Bộ (77%), Tây Nguyên (28%, phần chưa được tưới chủ yếu là diện tích cà phê, hồ tiêu, khoảng 600.000 ha), Đông Nam Bộ (51,3%)...

Công trình cấp nước sạch nông thôn vẫn còn phân tán, chưa bền vững, số lượng và chất lượng không ổn định, nhiều vùng có tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch thấp, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khan hiếm về nguồn nước. Việc thiếu công trình trữ, cấp nước có nhiều nguyên nhân khác nhau như nguồn nước khó khăn, địa hình không thuận lợi, điều kiện kinh tế, kỹ thuật chưa đảm bảo... dẫn đến tình trạng nhiều diện tích canh tác nông nghiệp chưa được tưới chủ động, nhiều vùng dân cư nông thôn chưa được cấp nước sinh hoạt và nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác cũng chưa được cấp nước đảm bảo theo yêu cầu.

Đặc biệt, cho đến nay các công trình kết nối, điều hòa nguồn nước, đưa nước từ các nguồn dồi dào hơn, có khả năng điều tiết tốt hơn đến các vùng xa nguồn nước, các vùng thường xuyên khó khăn do hạn hán, thiếu nước... chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu, đầu tư xây dựng. Tại nhiều vùng chỉ có các công trình nhỏ lấy nước tại chỗ dẫn tới không có khả năng điều hòa đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ sản xuất như vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng cát ven biển miền Trung.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gây tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động dân sinh, kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thách thức lớn đối với công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong những năm qua đã xảy ra nhiều đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và tác động lớn đến hoạt động của các công trình thủy lợi. Trong đó hạn hán, thiếu nước xảy ra thường xuyên tại miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển miền Trung.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gây tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động dân sinh, kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thách thức lớn đối với công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong những năm qua đã xảy ra nhiều đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và tác động lớn đến hoạt động của các công trình thủy lợi. Trong đó hạn hán, thiếu nước xảy ra thường xuyên tại miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển miền Trung.

Tại một số lưu vực sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả… đã và đang diễn ra hiện tượng hạ thấp lòng dẫn làm cho mực nước sông bị hạ thấp, không đủ cao trình mực nước cho các công trình thủy lợi lấy nước, kể cả công trình lấy nước bằng động lực. Tương tự như đối với lĩnh vực tưới và cấp nước, các tồn tại trong công tác tiêu và thoát nước cũng bao gồm cả các yếu tố khách quan (biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng của các ngành khác, đặc biệt là ngành xây dựng) và chủ quan (năng lực công trình chưa đảm bảo do thiếu công trình hay công trình xuống cấp, lòng dẫn tiêu thoát bị bồi lắng, lấn chiếm…). 

Các địa phương cần tăng cường rà soát, đánh giá hiện trạng, nhằm chủ động phương án vận hành an toàn, phát huy vai trò của công trình thủy lợi với các mục tiêu trên. 

Trước thực trạng trên, Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng đến mục tiêu bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ở thượng nguồn các sông liên quốc gia.

Trong đó, đảm bảo cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, đến năm 2030 về cấp nước, phấn đấu cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt; cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. Chủ động nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt ở các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chú trọng một số vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt tại các vùng cửa sông, vùng ven biển.

Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất đảm bảo 85%, riêng vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước và giải pháp thủy lợi (miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo) bảo đảm 75-85%; kết hợp các giải pháp tưới tiết kiệm nước. Cấp nước tưới đảm bảo cho 70% diện tích cây trồng cạn, nâng dần tần suất đảm bảo tưới cho rau màu lên 90%, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 90-95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con. Cấp nước và thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung. Về tiêu, thoát nước, phấn đấu bảo đảm tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho khoảng 3,5 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp với tần suất mưa thiết kế 10%.

Để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch đã đưa ra phương án chung và phương án phát triển cho từng vùng. Trong đó, tạo nguồn, tích trữ, điều hòa nguồn nước; nâng cấp, cải tạo các hệ thống thủy lợi; khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước; cấp nước sinh hoạt; tiêu, thoát nước và chống ngập úng; phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phòng, chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác.

Cụ thể, nâng cấp, cải tạo các hệ thống thủy lợi: Nâng cao hiệu quả, năng lực của các công trình hiện có, trong đó tập trung nâng cấp công trình đầu mối, hệ thống kênh chính, bổ sung đầu tư mới các công trình thuộc hệ thống, tăng khả năng tự làm sạch, cải thiện chất lượng nước, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm khôi phục, duy trì và nâng cao năng lực phục vụ của các hệ thống thủy lợi, góp phần đồng bộ với kết cấu hạ tầng các ngành. Khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước qua việc xây dựng đập dâng, công trình dâng nước trên dòng chính đối với các sông có biến động lớn về lòng dẫn, diễn biến hạ thấp đáy sông, suy giảm mực nước và nguy cơ xâm nhập mặn cao…

Đối với nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, các địa phương tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các công trình cấp nước, tạo nguồn, dẫn nguồn cấp nước ổn định cho sinh hoạt, hoàn thiện các công trình cấp nước tập trung nông thôn, ưu tiên cho khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và các đảo. Nâng cấp, sửa chữa, kết hợp với quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhằm phát huy hiệu quả, hoạt động bền vững của công trình; ưu tiên lấy nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng để bảo đảm nguồn nước ổn định cho công trình cấp nước sinh hoạt.

Bên cạnh đó, đối với nhiệm vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tạo nguồn nước, tích trữ nước, điều tiết, cân đối nước, cấp nước tại chỗ; sử dụng nước từ hệ thống thủy lợi, hồ thủy điện... phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra thiên tai, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn; nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình trữ, hồ chứa nước phân tán phù hợp với đặc điểm từng vùng, triển khai đầu tư hồ trữ nước ngọt, công trình để trữ nước trên hệ thống sông, kênh rạch…

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline