Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/03/2025 08:03

Tin nóng

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 70 năm qua

Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đầu tư của thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia

Số vụ vi phạm về môi trường trong 2 tháng đầu năm giảm

Khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Chủ nhật, 23/03/2025

Quy định mới về quản lý tàu lặn hoạt động du lịch 

Chủ nhật, 09/03/2025 11:03

TMO - Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hàng hải; trong đó bổ sung một chương riêng quy định về quản lý tàu lặn hoạt động du lịch trong vùng nước cảng biển Việt Nam.

Nghị định số 34/2025/NĐ-CP bổ sung Chương IVa Nghị định số 58/2017/NĐ-CP quy định về quản lý tàu lặn hoạt động du lịch trong vùng nước cảng biển Việt Nam. Nghị định nêu rõ, tàu lặn chỉ được phép hoạt động lặn tại vùng hoạt động tàu lặn đã được Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận và đã được cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển.

Thủ tục chấp thuận vùng hoạt động tàu lặn được quy định như sau: Tổ chức gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.

Các tàu lặn chỉ được phép hoạt động lặn tại vùng hoạt động tàu lặn đã được Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận và đã được cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển (Ảnh minh hoạ). 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam gửi văn bản (kèm theo 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị chấp thuận vùng hoạt động tàu lặn) đến Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, các cơ quan được xin ý kiến có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam có quyết định chấp thuận; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đề nghị chấp thuận vùng hoạt động tàu lặn bao gồm: Bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Đơn đề nghị theo Mẫu số 65 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Bản chính sơ đồ vị trí thiết lập báo hiệu hàng hải. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Văn bản phê duyệt dự án đầu tư.

Nghị định nêu rõ các điều kiện chung đối với thuyền viên tàu lặn như sau: Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên tàu biển và bảo đảm tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; có Giấy chúng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản của thuyền viên tàu biển; có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển: Quản lý đám đông đối với tàu khách; huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách; huấn luyện an toàn hành khách đối với tàu khách; quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách.

Ngoài đáp ứng các điều kiện chung nêu trên, thuyền viên điều khiển tàu lặn phải đáp ứng các điều kiện chuyên môn sau: Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên; đã đảm nhận chức danh sỹ quan boong tàu biển 06 tháng trở lên; có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho vị trí điều khiển tàu lặn được nhà sản xuất cấp.

Đối với thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn, ngoài đáp ứng các điều kiện chung nêu trên, thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn phải đáp ứng các điều kiện chuyên môn sau: Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên; đã đảm nhận chức danh thủy thủ trực ca AB 06 tháng trở lên; có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn được nhà sản xuất cấp.

Các trường hợp chấm dứt hoạt động tàu lặn được quy định: Hết thời hạn hoạt động tàu lặn theo Phương án đưa tàu lặn vào hoạt động đã được phê duyệt; Tổ chức được phép khai thác tàu lặn mà không hoạt động trong thời gian 12 tháng kể từ ngày phê duyệt Phương án đưa tàu lặn vào hoạt động; Xảy ra tai nạn, sự cố, dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người, môi trường; Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh; Tổ chức khai thác tàu lặn không còn nhu cầu khai thác, sử dụng./.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline